Thắng lợi của thương mại nội địa

Theo Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 21.520 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng trên 16% so với năm 2008. Có được những con số khả quan như vậy sau những khó khăn cả trong và ngoài nước (khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên  tai…) là sự nỗ lực triển khai các chính sách, giải pháp từ Trung ương xuống địa phương.  

Theo Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 21.520 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng trên 16% so với năm 2008. Có được những con số khả quan như vậy sau những khó khăn cả trong và ngoài nước (khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên  tai…) là sự nỗ lực triển khai các chính sách, giải pháp từ Trung ương xuống địa phương.

Với chính sách giảm giá khuyến mãi hàng hóa, các siêu thị bán lẻ đã huy động được sức mua của người dân thành phố.

Với chính sách giảm giá khuyến mãi hàng hóa, các siêu thị bán lẻ đã huy động được sức mua của người dân thành phố. 

Năm 2009 vừa qua, mặc dù thu nhập của đại đa số người dân thành phố Đà Nẵng chưa cao, nhưng tổng mức bán lẻ vẫn tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra. Sự tăng trưởng và phát triển thương mại nội địa đang có chiều hướng mở rộng, vững chắc hơn. Trước hết, từ sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Sở Công thương, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp đã tập trung đẩy mạnh SXKD, phối hợp với các chương trình của thành phố, các sự kiện du lịch – thương mại như Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng, Lễ hội du lịch hè Biển gọi 2009, cùng việc đẩy mạnh kích cầu mua bán trong các dịp lễ lớn như 20-10, 20-11, Giáng sinh và đón chào năm mới 2010,… tạo được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng địa phương.

Tiếp theo, đó là nhờ đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bán lẻ, nhằm thu hút người dân tham gia vào thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ông Lữ Bằng, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố, cho rằng: Quan trọng nhất trong bán lẻ là doanh nghiệp phải định hướng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Qua đó, định hướng cả về thời vụ kinh doanh, phù hợp với các hoạt động cụ thể của địa phương trên địa bàn kinh doanh.

Trong thời gian qua, sự phát triển hệ thống thương mại, đặc biệt là sự ra đời hàng loạt siêu thị  của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới và trong nước như Metro Cash & Carry, Big C, Intimex và mới đây nhất là Tập đoàn VDA-Coop Mart, đã đem lại không khí sôi động trong hoạt động thương mại thành phố, thiết lập một phong cách mua bán hiện đại trong đời sống đô thị. Các nhà bán sỉ và lẻ lớn đã triển khai nhiều chính sách bán hàng kích thích tiêu dùng. Mặt khác, thành phố ngày càng có nhiều siêu thị, cửa hàng chuyên doanh như Vietronimex, Đệ nhất Phan Khang, Trung tâm mua sắm Indochina ra đời, đóng góp vào sự phát triển thương mại chung của thành phố. 5 chợ loại 1 (chợ Cồn, chợ Hàn, Đống Đa, Hòa Khánh, chợ Đầu mối Hòa Cường) và hàng trăm chợ khác, tạo nên một mạng lưới bán buôn, bán lẻ tích cực đối với hoạt động thương mại nội địa.

Không chỉ vậy, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, các nhà quản lý ngành, DN, nhà bán lẻ trong nước có chiến lược, chính sách kinh doanh ngắn và dài hạn nhằm thu hút sức mua của người dân. Về quản lý Nhà nước, ngành thương mại đã có những dự báo về thị trường, xây dựng các phương án tham mưu cho lãnh đạo thành phố hỗ trợ cho kinh doanh nội địa; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị để bàn biện pháp chuẩn bị hàng hóa trong những ngày lễ lớn; xây dựng kế hoạch dự trữ bình ổn thị trường và kế hoạch tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân miền núi trong các dịp Tết…

Góp phần tạo nên sự ổn định của thị trường nội địa thành phố là ngành QLTT thành phố - lực lượng luôn theo dõi sát sao diễn biến về giá cả, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về đầu cơ, nâng giá bán không hợp lý hoặc tung tin thất thiệt gây bất ổn tình hình thương mại. Năm 2009, QLTT đã kiểm tra gần 3.000 vụ, xử lý 2.374 vụ; tổng thu gần 4,7 tỷ đồng, trong đó thu xử phạt hơn 4,3 tỷ đồng, thu từ bán hàng tịch thu trên 300 triệu đồng. 

Trong năm 2009, với chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, công tác xúc tiến thương mại diễn ra sôi nổi, hiệu quả. Tháng bán hàng khuyến mại lần 3 tại Đà Nẵng đã có 91 DN tham gia với hơn 100 chương trình, tổng giá trị khuyến mại hơn 9,5 tỷ đồng. Các phiên chợ hàng Việt diễn ra ở một số quận ngoại thành, góp phần đẩy mạnh tăng doanh thu, doanh số bán ra cho DN, nhà phân phối, giới thiệu hàng nội địa chất lượng cao đến với người dân nông thôn, công nhân các khu công nghiệp. Rất nhiều DN đã mở nhiều cửa hàng giới thiệu, bán lẻ sản phẩm trên toàn địa bàn và vươn ra các tỉnh lân cận, đem lại hiệu quả tốt.

Với hiệu quả từ những chương trình phát triển thị trường nội địa đem lại, trong năm 2010, ngành thương mại tiếp tục hỗ trợ các DN mở rộng và củng cố hệ thống bán lẻ, đem lại những quyền lợi thiết thực cho người dân.

Bài và ảnh: Duyên Anh

Đọc thêm