Tháo gỡ!

Sau hai tuần căng thẳng và không chịu nhượng bộ, ngày 28-3, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjejiva đã chấp nhận đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo chủ chốt của phe chống Chính phủ lúc 16 giờ nhằm tháo gỡ khủng hoảng chính trị đang chưa có hồi kết ở đất nước này.

Sau hai tuần căng thẳng và không chịu nhượng bộ, ngày 28-3, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjejiva đã chấp nhận đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo chủ chốt của phe chống Chính phủ lúc 16 giờ nhằm tháo gỡ khủng hoảng chính trị đang chưa có hồi kết ở đất nước này.

Những người biểu tình bên ngoài trụ sở Trung đoàn bộ binh 11 ngày 28-3. Ảnh: Reuters

Những người biểu tình bên ngoài trụ sở Trung đoàn bộ binh 11 ngày 28-3. Ảnh: Reuters 

Thủ đô Bangkok vẫn tràn ngập sắc đỏ. Cuộc đàm phán được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Những người biểu tình hò reo chia vui với nhau khi được tin ông Abhisit nhận lời đối thoại trực tiếp cho dù người phát ngôn của Thủ tướng nói rằng đàm phán là nỗ lực để khôi phục hòa bình và giảm thiểu bạo lực. Song, ông Abhisit lặp lại việc bác bỏ yêu cầu giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử sớm.

Trước đó, tối hậu thư lần thứ hai đòi giải tán Hạ viện trong vòng một giờ của phe áo đỏ cũng bị người đứng đầu chính phủ bác bỏ. Phát biểu trên truyền hình sáng 28-3, ông Abhisit khẳng định Chính phủ có khả năng kiểm soát tình hình và vẫn để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình, với điều kiện không có bất kỳ sự đe dọa nào từ Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD). Ông Abhisit nhấn mạnh các cuộc thương lượng giữa chính phủ với các thủ lĩnh của phe áo đỏ sẽ không diễn ra nếu họ huy động lực lượng tới Trung đoàn bộ binh 11 để gây sức ép buộc phải giải tán Hạ viện vì điều đó hoàn toàn không dẫn tới việc tìm ra giải pháp cho vấn đề của đất nước.

Các nhà phân tích cho rằng chấp nhận đàm phán là bước tiến lớn của Chính phủ nhằm tháo gỡ căng thẳng hiện tại. BBC gọi đây là dấu hiệu của sự thỏa hiệp, nhưng sẽ là nước cờ khó cho ông Abhisit khi giải quyết vấn đề triệt để và mang tính bền bững. Nền chính trị của Thái Lan rơi vào bất ổn từ năm 2006 sau vụ đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Trong số những người phe áo đỏ tham gia biểu tình, không ít người đã nản lòng và cả những người dân thường cũng chán ngán với nền chính trị bất ổn của quốc gia châu Á này, bởi hơn ai hết, cuộc sống của chính họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kể từ khi phe áo đỏ tổ chức các cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối phán quyết của Tòa án tối cao Thái Lan tịch thu 1,4 tỷ USD tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin Sinawatra và yêu cầu chính phủ giải tán Hạ viện, đã có khoảng 20 vụ nổ xảy ra, hầu hết đều nhằm vào các công sở, chi nhánh ngân hàng và đài phát thanh truyền hình của nhà nước.

Sáng sớm 28-3, hai quả lựu đạn được bắn vào Trung đoàn bộ binh 11, làm 4 binh sĩ bị thương. Không những thế, du khách nước ngoài đến Thái Lan trong tháng 3 giảm khoảng 20 - 30%. Nhiều du khách từ các nước và vùng lãnh thổ có đông người đến Thái Lan như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đã hủy chuyến đi. Ngành du lịch Thái Lan dự báo số du khách trong năm 2010 sẽ trên 15 triệu lượt, nhưng các chuyên viên nói rằng chỉ tiêu này rất khó đạt trước tình hình hiện nay.

VĨNH AN

Đọc thêm