Thất nghiệp, thâm hụt ngân sách vẫn đeo bám kinh tế Mỹ

Nhiều tháng qua, mặc dù sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã có một loạt số liệu đáng khích lệ, song các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia Mỹ tin rằng nền kinh tế Mỹ trong năm nay sẽ tiếp tục phải vật lộn với sự gắn kết giữa giữa thị trường lao động và các thách thức ngân sách.

Nhiều tháng qua, mặc dù sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã có một loạt số liệu đáng khích lệ, song các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia Mỹ tin rằng nền kinh tế Mỹ trong năm nay sẽ tiếp tục phải vật lộn với sự gắn kết giữa giữa thị trường lao động và các thách thức ngân sách.

Miễn cưỡng tăng biên chế

Người thất nghiệp Mỹ chờ được nhận việc
Người thất nghiệp Mỹ chờ được nhận việc
Hôm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED nói nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi , nhưng ở một mức độ không đủ để mang lại một cải thiện đáng kể trong thị trường lao động quốc gia.

“Mức tăng chi tiêu gia đình đã có cải thiện từ cuối năm ngoái, nhưng vẫn mang tính gượng ép bởi tình trạng thất nghiệp cao, mức tăng thu nhập khiêm tốn, sự giàu có về nhà ở thấp hơn, và tín dụng chặt chẽ hơn. Những người sử dụng lao động vẫn miễn cưỡng thêm biên chế,” Ủy ban kinh tế thị trường liên bang, cơ quan hoạch định tỷ lệ lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ nói trong một thông cáo.

Tổng thống Obama hôm thứ ba đã đọc thông điệp quốc gia kêu gọi các nỗ lực tăng cường để thúc đẩy việc tạo ra công ăn việc làm và gúp cho mức tăng trưởng kinh tế liên tục khi mà nhiều công việc mới và nhiều nhà máy mới vẫn có nguy cơ “chết yểu”.

Những số liệu của Bộ Lao động Mỹ đã chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên cao nhất ở mức 9,4% vào tháng 9-2010, mặc dù tổng số lao động biên chế tại đất nước này đã tăng 1,1 triệu từ tháng 12-2009.

Các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng việc thiếu “tâm lý hùa theo” trong nhiều doanh nghiệp Mỹ và một mức độ vẫn cao năng lực sản xuất dự phòng sẽ làm nản chí một số nhiệt huyết của các chủ kinh doanh để tăng biên chế và đầu tư mạnh mẽ vào trang thiết bị mới, trong khi tốc độ tạo ra công ăn việc làm hiện nay vẫn quá yếu để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao trong năm nay.

Cơ quan ngân sách quốc hội Mỹ (CBO) ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại đất nước này sẽ vẫn dao động chung quanh mức 9,4% trong năm nay, do sự phục hồi trong vấn đề việc làm vẫn chậm chạp không chỉ bởi mức tăng trưởng vừa phải trong sản lượng kinh tế mà còn bởi những thay đổi cơ cấu trong thị trường lao động do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra.

Bà Isabel Sawhill, thành viên cấp cao của Viện Brookings tại Washington nói: “Tình trạng kinh tế của đất nước không tốt. Nền kinh tế đang phục hồi từ cuộc suy thoái gần đây, song tốc độ quá chậm chạp để làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian sớm hơn”.

Tầng lớp trung lưu tại Mỹ phải có sức mua cần thiết để thúc đẩy việc tạo ra việc làm mà không phải chịu một khoản tiền lãi vượt quá khoản vay mượn và gánh nặng nợ gia đình không thể chịu đựng được do việc mua sắm tạo ra, bà Sawhill nói thêm.

Thâm hụt nặng nề

Hôm qua, CBO cũng công bố một số dự đoán mới đáng báo động, khi mức thâm hụt của chính phủ liên bang Mỹ được dự báo tiến gần tới mức 1,5 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa 2011, chiếm khoảng 9,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nước này, phần lớn do mức tăng trưởng doanh thu chậm và chính sách cắt giảm thuế được thông qua năm ngoái.

Số liệu này thậm chí vượt quá các mức thâm hụt “hoa mắt chóng mặt” 1,4 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa 2009 và khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong năm tài khóa 2008.

CBO tin rằng Mỹ đang phải đối mặt với “các thách thức kinh tế và ngân sách khó khăn”, và tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ vẫn ở mức vừa phải trong năm nay và năm sau với GDP thực thế được dự đoán khoảng 3,1% trong năm nay và 2,8% trong năm sau.

Còn các nhà phân tích vẫn giữ quan điểm rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan: Chi tiêu chính phủ quá nhiều tại thời điểm này có thể gây hại tới sự phục hồi kinh tế non nớt, động lực tạo việc làm và các mục đích tái tranh cử của ông Obama, trong khi đó các chính quyền địa phương chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc thúc đẩy các kế hoạch cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề thị trường lao động.

“Cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ ngay lúc này…sẽ phá hủy việc làm. Nhưng tiếp tục vay mượn theo tỷ lệ dự kiến sẽ dẫn tới khủng hoảng nợ, nâng lãi suất và giảm giá trị đồng USD có thể nhanh chóng tạo ra một cuộc suy thoái sâu hơn và thậm chí làm mất nhiều công việc hơn. Tổng thống Mỹ phải vượt qua được sự nguy hiểm này, bà Alice Rivlin, thành viên cấp cao của Viện Brookings nói.

Bà Sawhill cũng cảnh báo: “Mặc dù các khoản thâm hụt dường như sẽ nhỏ lại ở mức độ nào đó khi nền kinh tế phục hồi, nhưng bức tranh về lâu dài, bị sắp đặt trước hết bởi các chi phí chăm sóc y tế đang tăng lên, đang bị đe dọa và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng bất kỳ lúc nào và đe dọa tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ tới”.
Theo THU TRANG báo Nhân dân
(Nguồn: Tân Hoa Xã)

Đọc thêm