Thấy tài sản đã mất, muốn lấy lại cũng đừng manh động

Khi người bị hại trong vụ mất trộm phát hiện tài sản của mình đang bị người khác chiếm đoạt, sử dụng thì cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết theo quy trình tố giác tội phạm nêu trên để cơ quan chức năng xử lý, giải quyết theo quy định. Quy định là vậy, nhưng thực tế khi người dân gặp được ai đó đang sử dụng tài sản của mình thì lập tức hành động theo bản năng...

Khi người bị hại trong vụ mất trộm phát hiện tài sản của mình đang bị người khác chiếm đoạt, sử dụng thì cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết theo quy trình tố giác tội phạm nêu trên để cơ quan chức năng xử lý, giải quyết theo quy định. Quy định là vậy, nhưng thực tế khi người dân gặp được ai đó đang sử dụng tài sản của mình thì lập tức hành động theo bản năng...

Hiện trường một vụ mất trộm
Hiện trường một vụ mất trộm

 Mất trộm, nhờ ai giúp?

Một vụ bắt trộm khá hi hữu xảy ra trên đường T.M, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, tên trộm là một gã thanh niên đã cạy cửa đột nhập vào phòng trọ trộm chiếc xe gắn máy cách đây khoảng một tháng. Chủ nhân chiếc xe bị mất trộm là anh Phạm Văn Tuấn cho biết, khoảng một tháng trước đây, anh có việc phải về quê thăm gia đình 10 ngày, khi trở vào thì anh phát hiện phòng trọ của mình đã bị kẻ gian cạy cửa, chiếc xe gắn máy để trong phòng đã không cánh mà bay.

Một lần, trên đường đi công việc tình cờ anh Tuấn lại phát hiện một chiếc xe gắn máy có nhiều đặc điểm giống y chang chiếc xe của mình đã bị mất cắp trước đó đang dựng bên đường, duy chỉ có biển số là khác. Sau khi quan sát tỉ mỉ anh tuấn biết chắc chắn đây chính là chiếc xe gắn máy của mình nhưng đã bị kẻ cắp lắp biển số giả vào để sử dụng.

Để bắt gọn đối tượng đã trộm cắp chiếc xe máy, anh Tuấn đã phải ngồi gần, chờ "kẻ gian" đến điều khiển xe rồi anh mới xông đến bắt. Khi phát hiện người này cắm chìa khóa vào xe, anh Tuấn liền hô hoán, nghe vậy hàng chục người dân đã nhanh chóng bắt gọn tên trộm.

Tại Cơ quan Công an, tên trộm khai nhận tên là Nguyễn Khắc Dũng (23 tuổi, quê huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Trước khi trộm xe của anh Tuấn, Dũng cũng đã trộm trót lọt một chiếc xe gắn máy của người khác. Người mất đưa giấy đăng ký xe đối chiếu với số máy, số khung của chiếc xe đã hoàn toàn trùng khớp.

Ông V.V.Đ, TP.HCM kể một vụ hy hữu khác: Cách đây hai năm, ông có hùn hạp làm ăn với đối tác. Sau một thời gian quen biết nhau, một thành viên của đối tác đã mượn ô tô của ông rồi "biến" mất từ đó.

 Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo đó, sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, Cơ quan Điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu. Nếu xác định thông tin đó là tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong 3 ngày làm việc, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải ra quyết định phân công giải quyết tố giác và gửi ngay một bản đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc giải quyết tố giác về tội phạm. Đối với tố giác về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan Điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định, không phải ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.

Trước sự việc xảy ra, ông đã làm đơn trình báo sự việc đến cơ quan chức năng nhưng tất cả đều vô vọng. Ông Đ. nghĩ rằng xe đã mất, và không còn chút cơ hội nào để có thể tìm lại tài sản của mình. Thì bất ngờ ông phát hiện chiếc ô tô đã mất đang chạy trên đường.

Thấy vậy, ông lập tức điều khiển ô tô của mình ép sát chiếc ô tô nghi ngờ kia vào lề đường và phát hiện đây đúng là chiếc ô tô mà ông đã bị mất cắp gần hai năm qua. Sau đó ông trình bày với người điều khiển xe và gọi công an đến. Thế là tài sản tưởng chừng đã mất đi nay lại được tìm thấy.

 Chuyên viên Kiều Anh Vũ, VPLS Lê Nguyễn TP.HCM cho biết: Khi phát hiện bị trộm cắp nói riêng hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm khác nói chung, người bị hại hoặc người biết được thông tin cần nhanh chóng trình báo vụ việc, tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

Có nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm như: Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án; Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an,… Tuy nhiên, để tố giác “đúng địa chỉ” nhất thì nên tố giác tại Cơ quan Điều tra (Công an cấp huyện) hoặc để thuận tiện, nhanh chóng nhất thì tố giác tại Công an địa phương gần nhất.

Không nên hành động thiếu thận trọng

Theo quy định của BLTTHS, cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo ngay về tội phạm cho Cơ quan Điều tra bằng văn bản. Theo Điều 103 BLTTHS, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, Cơ quan Điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn giải quyết tố giác không quá 2 tháng.

Kết quả giải quyết tố giác về tội phạm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan Điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan Điều tra đối với tố giác về tội phạm.

Theo chuyên viên Vũ, khi kết thúc việc giải quyết tố giác, trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác phải gửi kết quả giải quyết cùng hồ sơ giải quyết tố giác cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 6 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải có văn bản thể hiện quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý về kết quả giải quyết.

Sau khi giải quyết tố giác về tội phạm, cơ quan tiến hành giải quyết ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và xác định có hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi Viện kiểm sát có văn bản đồng ý về kết quả giải quyết, cơ quan tiến hành giải quyết sao hồ sơ để lưu và chuyển ngay hồ sơ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý...

Khi người bị hại trong vụ mất trộm phát hiện tài sản của mình đang bị người khác chiếm đoạt, sử dụng thì trước hết phải giữ bình tĩnh, xém xét kỹ tình hình và nhờ sự giúp đỡ của người khác; Không nên hành động thiếu thận trọng vì có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc thực hiện những hành vi trái pháp luật vì người đang sử dụng tài sản bị mất trộm chưa hẳn đã là người thực hiện hành vi trộm cắp.

Người phát hiện vụ việc tuyệt đối không nên tự ý bắt, giữ cũng như đánh đập người đang sử dụng tài sản của mình bởi vì có thể vi phạm pháp luật về hành vi "Bắt, giữ người trái pháp luật"; "Cố ý gây thương tích"…

Đối với người sử dụng tài sản do trộm cắp mà có, tùy tính chất hành vi của họ mà có thể được xử lý khác nhau. Nếu họ “ngay tình”, không biết tài sản là do trộm cắp mà tham gia giao dịch, mua lại tài sản thì khi giải quyết vụ việc, họ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, có quyền yêu cầu người phạm tội bồi thường thiệt hại.

Nếu họ biết rõ đó tài tài sản do trộm cắp mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ thì tùy tính chất, mức độ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự.

Đăng Đạt - T.Nhi

Đọc thêm