Đuối nước là hiện tượng ngạt nước, nguyên nhân thường do nạn nhân không biết bơi, do lặn sâu, va đập dưới nước, tai nạn giao thông ngã xuống nước, một số trường hợp do chuột rút khi bơi hoặc trẻ nhỏ ngã vào chậu nước bồn tắm, giếng sâu, ao hồ. Khi nạn nhân còn ở dưới nước, phải thật bình tĩnh nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước, móc họng khai thông miệng và nhanh chóng đưa nạn nhân vào bờ.
Cho nạn nhân nằm úp sấp, với tư thế hai chân dang qua người nạn nhân, khom lưng, vòng 2 tay qua bụng nạn nhân, nâng lên hạ xuống 10 đến 20 lần cho nước ộc ra, đó cũng có tác dụng hô hấp nhân tạo. Nếu là trẻ nhỏ, cầm 2 chân dốc ngược lên để cho nước chảy ra. Kiểm tra nhanh xem nạn nhân còn thở không bằng quan sát di động lồng ngực, kiểm tra hơi thở, kề tai nghe lồng ngực. Nếu nạn nhân ngưng thở, ngừng tim phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
Hô hấp nhân tạo miệng - miệng: Quỳ hoặc đứng bên trái nạn nhân, bàn tay trái đỡ sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng, bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân. Nâng đầu lút một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình vào miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở, mắt nhìn về phía chân nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong lồng ngực mình vào miệng nạn nhân cho đến khi ngực nạn nhân nhô lên, sau đó ngẩng đầu hít lấy hơi hà tiếp theo. Làm nhanh 5 lần liên tiếp. Những lần sau cứ một lần hà hơi thì ép tim ngoài lồng ngực 5 lần, làm kiên trì cho đến khi nạn nhân thở lại. Chỉ khi nạn nhân thở được và tim đập lại mới được di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông GDSK
(Sở Y tế)