Thế giới “đánh nhau” vì bản quyền TV Ngoại hạng Anh

Nếu như trong giai đoạn 2007-2010, giải Ngoại hạng Anh “chỉ” thu về 625 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình quốc tế (nằm ngoài biên giới nước Anh), thì trong giai đoạn 2010-2013 đã tăng lên hơn gấp đôi, tới 1,4 tỉ bảng, tương đương 42 ngàn tỉ đồng.

Nếu như trong giai đoạn 2007-2010, giải Ngoại hạng Anh “chỉ” thu về 625 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình quốc tế (nằm ngoài biên giới nước Anh), thì trong giai đoạn 2010-2013 đã tăng lên hơn gấp đôi, tới 1,4 tỉ bảng, tương đương 42 ngàn tỉ đồng.

Con số công bố ở thời điểm tháng 3/2010 ấy còn chưa đếm tới bản quyền ở 2 quốc gia Nga và Albania, nhưng đã đảm bảo mỗi CLB ở giải Ngoại hạng Anh sẽ nhận được 23 triệu bảng/mùa, trong khi 3 năm trước, họ chỉ nhận được 10 triệu bảng/CLB/mùa (số còn lại đầu tư phát triển bóng đá).

Dĩ nhiên, con số khổng lồ trên không chỉ đến từ các đài truyền hình ở Việt Nam. Nhưng Việt Nam không nằm ngoài xu thế phải cạnh tranh để sở hữu bản quyền của giải VĐQG được quan tâm nhất hành tinh.

Đứng đầu trong “cơn lũ” bản quyền giải Ngoại hạng Anh là các đài truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, kỹ thuật số, vệ tinh…) ở châu Á, cụ thể hơn nữa là thế giới Ả rập.
Thế giới “đánh nhau” vì bản quyền TV Ngoại hạng Anh ảnh 1
Các ông hoàng ở Tiểu vương quốc Abu Dahbi, trong đó có ông chủ của CLB Man City Sheikh Mansour, đã giành được bản quyền giải ngoại hạng Anh ở Trung Đông và Bắc Phi từ tay của đài Showtime Arabia, nhờ trả gấp tới 2,5 lần so với đối thủ. Nếu như giai đoạn trước, Showtime chỉ trả 120 triệu bảng, giờ Seikh Mansour trả tới hơn 300 triệu bảng (bắt đầu đấu giá với mức 150 triệu). Cuộc chiến và những cái giá điên rồ của các ông chủ mỏ dầu có lẽ đã thổi bùng lên ngọn lửa cạnh tranh, kéo theo cuộc chiến ở các khu vực khác ở châu Á và những cái giá điên rồ cũng xuất hiện. Ở Singapore, quốc gia mà dân số còn chưa bằng TP HCM, Singtel để đánh bại được StarHub, đã phải trả tới 200 triệu bảng, trong khi trước kia, StarHub chỉ cần trả 67 triệu bảng cũng đã có bản quyền. Tại Hồng Kông, vùng lãnh thổ chỉ có 7 triệu người sinh sống, đài truyền hình Now TV  từng có bản quyền nhờ trả 115 triệu bảng, đã mất quyền phát sóng các trận bóng đá Anh trong 3 năm tới về tay đài I-Cable, đơn vị đã trả 150 triệu bảng. Ở các khu vực khác, sự biến động cũng xảy ra, nhưng không quá lớn. Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới, đã chỉ phải trả thêm gần 8 triệu bảng, chỉ vì chênh lệch tỉ giá giữa đồng USD với đồng bảng Anh. Số tiền đài Win TV của Trung Quốc trả trong 2 giai đoạn vẫn chỉ là 50 triệu USD. Điều đáng nói là, dù cả thế giới phải dốc túi tranh nhau mua bản quyền giải ngoại hạng Anh, thì BTC của giải đấu này và Liên đoàn bóng đá Anh lại không thể đút túi cả số tiền đó. Có 98 đối tác đại diện và nắm giữ công đoạn quan trọng này. Dù cho truyền hình trả tiền đã “đốt tiền” để nắm bản quyền nhằm tranh giành thị phần khán giả ở mỗi quốc gia, khu vực, giúp cho giải Ngoại hạng Anh đạt con số kỷ lục 1,4 tỉ bảng tiền bản quyền, thì người ta vẫn không quên một điều là các đài phát sóng miễn phí (kênh quảng bá) chính là phương tiện đảm bảo tiêu chí giải Ngoại hạng Anh phải đến được với nhiều người hâm mộ nhất có thể. Đó chính là lý do tại sao giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh ở Trung Quốc không tăng như đã nói trên. Các CLB hàng đầu của Anh, trong đó có Man Utd, Chelsea, Arsenal đã chỉ trích việc bản quyền rơi vào tay WinTV, đài truyền hình trả tiền nhưng đã làm mích lòng người xem (chưa đến mức bị tẩy chay) và trong 3 năm qua, chỉ có số thuê bao không đáng kể. Mối quan tâm hàng đầu của các CLB này là phải có nhiều fan hâm mộ họ được xem họ thi đấu, vì hoạt động kinh doanh và hình ảnh CLB suy cho cùng mới là quan trọng nhất. Chính vì thế, ở Trung Quốc, mỗi tuần, sẽ có ít nhất 1 trận giải Ngoại hạng Anh được phát sóng miễn phí trên các kênh quảng bá.
Theo TT&VH

Đọc thêm