Thế giới nói về cái chết của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi

Ngay sau thông tin về cái chết của nhà lãnh đạo Libya bị phế truất Muammar Gaddafi, chính quyền lâm thời ở Libya đã nói rằng đây là “thời khắc lịch sử” đối với Libya sau 42 năm sống trong chế độ độc tài. Các nước phương Tây, đặc biệt là những nước liên quan đến các chiến dịch của NATO ủng hộ Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC), đã coi sự kiện này là dấu mốc cho “kết thúc cuộc xung đột” và bắt đầu quá trình chuyển tiếp dân chủ ở Libya.

[links()]Ngay sau thông tin về cái chết của nhà lãnh đạo Libya bị phế truất Muammar Gaddafi, chính quyền lâm thời ở Libya đã nói rằng đây là “thời khắc lịch sử” đối với Libya sau 42 năm sống trong chế độ độc tài. Các nước phương Tây, đặc biệt là những nước liên quan đến các chiến dịch của NATO ủng hộ Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC), đã coi sự kiện này là dấu mốc cho “kết thúc cuộc xung đột” và bắt đầu quá trình chuyển tiếp dân chủ ở Libya.

“Chúng tôi thông báo với thế giới rằng, Gaddafi đã thiệt mạng trong tay của những người làm cách mạng” ở khu vực Sirte, cách thủ đô Tripoli 360 km về phía Đông, phát ngôn viên chính thức cuả Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) tại Benghazi Abdel Hafez Ghoga tuyên bố với báo giới.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-Moon đã bày tỏ vui mừng sau thông báo về cái chết của cựu lãnh đạo bị phế truất của Libya, coi đây là “một bước chuyển lịch sử đối với Libya”. Ông cũng nói thêm: “Con đường phải đi đối với đất nước Libya và dân tộc Libya sẽ còn khó khăn và gặp nhiều thách thức”.

Từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng, cái chết của Đại tá Gaddafi đánh dấu “sự kết thúc một chương dài và đau thương đối với người dân Libya, những người từ nay có cơ hội xác định số phận riêng của mình trong một đất nước Libya mới và dân chủ”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thì cho rằng, đây là “một dịp để Libya tiến lên phía trước”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đánh giá đây là “một giai đoạn quan trọng” đối với công cuộc giải phóng Libya, đồng thời cho rằng “một trang mới” sẽ được mở ra cho nhân dân Libya, “một trang mới cho hòa hợp trong đoàn kết và tự do”. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppé thì tỏ ra “tự hào” về sự can thiệp cuả Pháp khi nhấn mạnh rằng sự can thiệp của NATO sẽ “hiển nhiên kết thúc” ngay sau khi NTC tuyên bố giải phóng lãnh thổ Libya.

Người dân Libya vui mừng sau khi NTC tuyên bố giải phóng Sirte. Ảnh: AP
Người dân Libya vui mừng sau khi NTC tuyên bố giải phóng Sirte. Ảnh: AP

Thủ tướng Anh David Cameron cũng “tự hào về vai trò” của London trong cuộc lật đổ “nhà độc tài tàn bạo” mà sự ra đi cuả ông ta “tăng cường cơ hội cho người Libya bước vào một tương lai đầy sức sống và dân chủ”.“Cuộc chiến đã kết thúc”, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi, từng là đồng minh thân cận của Gaddafi và lúc đầu còn do dự với việc ủng hộ lực lượng nổi dậy, khẳng định.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, nước đã từ chối tham gia chiến dịch quân sự của NATO, cũng nhấn mạnh rằng, Libya có thể nắm giữ “một xuất phát điểm chính trị mới trong hòa bình”.

Trong khi đó, có ít phản ứng từ Trung Đông, nơi vẫn đang sục sôi với “Mùa Xuân Ả rập” và từ châu Phi. Ở các khu vực này, mới chỉ có Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, cựu Thủ tướng Li Băng Saad Hariri và Chính phủ Nam Phi bày tỏ hy vọng sau cái chết của Gaddafi Libya sẽ bước vào “một kỷ nguyên mới ổn định, thịnh vượng và dân chủ”.

Ba Lan tiếc rằng cựu lãnh đạo Libya Gaddafi “đã không bị xét xử vì các tội ác của mình trước một tòa án ở Libya hay ở La Haye”. Thụy Sĩ thì “kêu gọi tôn trọng nhân quyền và luật quốc tế ở Libya”. Canada mong muốn Libya sống trong “hòa bình và hòa hợp”.

Đại tá Muammar Gaddafi, 69 tuổi, đã nắm quyền ở Libya với “bàn tay sắt” trong vòng 42 năm. Nhưng đối mặt với phong trào nổi dậy chưa từng có chống lại chế độ độc tài, ông Gaddafi đã phải chạy trốn từ khi Tripoli bị lật đổ hồi tháng 8 vừa qua. Đây là nhà lãnh đạo Ả rập đầu tiên bị giết chết từ khi phong trào “Mùa Xuân Ả rập” bùng lên.

T.T (theo AFP, AP)

Đọc thêm