Thêm dự án đầu tư nước ngoài

Ngay từ tháng đầu năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã cấp phép 5 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 229 triệu USD. Trong số này, có 4 DN đến từ Nhật Bản. Theo Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản nhận định, doanh nhân Nhật đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều vì tính bất ổn của thị trường trong nước, Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng là một địa điểm được họ ưu tiên lựa chọn.
Ngay từ tháng đầu năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã cấp phép 5 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 229 triệu USD. Trong số này, có 4 DN đến từ Nhật Bản. Theo Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản nhận định, doanh nhân Nhật đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều vì tính bất ổn của thị trường trong nước, Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng là một địa điểm được họ ưu tiên lựa chọn.

Cấp giấy phép đầu tư dự án Bến du thuyền.
Nhận định trên phù hợp với sự xuất hiện gần đây của một số DN tên tuổi ở Nhật như trường hợp Mini Stop, một thương hiệu nhánh hoạt động trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi thuộc Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), hợp tác với chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart của Tập đoàn Trung Nguyên. Mới đây hai chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép mỗi chi nhánh tăng vốn từ 15 triệu USD lên 133,5 triệu USD cũng được giới đầu tư đánh giá là tín hiệu rất khả quan. Sự tăng vốn mạnh mẽ của ngân hàng Nhật Bản này là dấu hiệu cho thấy sắp có đợt đầu tư mới của giới kinh doanh Nhật vào Việt Nam.

4 dự án của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đầu tiên được cấp phép đầu tư vào Đà Nẵng trong năm 2011 với tổng vốn 82 triệu USD gồm: Công ty Công nghiệp Oishi, Công ty Amagasaki Seikan, Công ty Inoue Ribbon và Công ty Fukui Denka Koygo. Các DN này sẽ triển khai dự án trên diện tích 5ha tại Khu công nghiệp Hòa Khánh. Được biết, cả 4 công ty trên chuyên sản xuất và cung cấp phụ kiện may mặc cho các hãng thời trang nổi tiếng như Adidas, Nike, Gucci... Như vậy, tính đến đầu năm 2011, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 55 DN Nhật Bản hoạt động với số vốn gần 300 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động địa phương.

Một dự án do Tập đoàn Indochina đầu tư tại Đà Nẵng.
Một tín hiệu mới về thu hút đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực đầu tư bất động sản qua việc “xe duyên” giữa DN nước ngoài và DN trong nước. Đầu xuân Tân Mão, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng cho biết Dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng đã được cấp phép với sự góp vốn đầu tư của Công ty Marian Investments (Canada) với Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, tổng vốn đầu tư 147 triệu USD, triển khai tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Các nhà đầu tư sẽ xây dựng các tòa nhà phức hợp, bến du thuyền và các tiện ích đi kèm...

Mới đây, Tạp chí Financial Times của nước Anh cho rằng Đà Nẵng là thành phố có môi trường đầu tư tốt nhất Việt Nam. Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Capital- một công ty tiên phong đầu tư vào một số dự án phát triển cao cấp tại thành phố - nói rằng: “Đà Nẵng thường xuyên được bình chọn là nơi tốt nhất để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, với các cơ sở hạ tầng tốt nhất, vượt xa tất cả các đô thị lớn khác và sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao hơn các khu vực khác tại Việt Nam”.

Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG

Đọc thêm