Thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm một tuần giảm điểm mạnh. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã xuất hiện đem lại niềm hy vọng về khả năng hồi phục của thị trường. Một số CTCK nhận định, thị trường đã rất gần đấy và có thể tăng điểm sau kỳ nghỉ Lễ 2/9.
Kết thúc tuần giao dịch từ 23/08/2010 đến 27/08/2010, trên sàn HOSE có 3 phiên giảm mạnh do lực bán giải chấp và 2 phiên tăng hồi phục nhẹ vào cuối tuần. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã mất đi 25,70 điểm, tương đương giảm 5,65% dừng lại ở mốc 429,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 181.974.320 đơn vị, tăng 13,72% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 4.460,53 tỷ đồng, tăng 7,42%.
HOSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua |
|||||||
Ngày |
Số GD |
VN |
+/- |
KLGD |
+/- |
GTGD |
+/- |
8/23/2010 |
17.399 |
447,92 |
(1,52) |
22.755.050 |
(27,61) |
678,99 |
(13) |
8/24/2010 |
31.154 |
434,42 |
(3,01) |
42.125.950 |
85,13 |
1.003,48 |
47,79 |
8/25/2010 |
31.858 |
423,89 |
(2,42) |
48.645.740 |
15,48 |
1.129,44 |
12,55 |
8/26/2010 |
28.032 |
427,07 |
0,75 |
37.873.000 |
(22,15) |
898,12 |
(20,48) |
8/27/2010 |
23.455 |
429,14 |
0,48 |
30.574.580 |
(19,27) |
750,50 |
(16,44) |
Tổng |
131.898 |
(25,70) |
(5,65) |
181.974.320 |
13,72 |
4.460,53 |
7,42 |
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/08/2010, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 118,28 điểm, giảm 13,13 điểm (-9,99%) so với cuối tuần trước đó. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 139.102.306 đơn vị, tăng 2,31% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 3.241,39 tỷ đồng, giảm 8,62%.
HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua |
|||||||
Ngày |
Số GD |
HNX |
+/- |
KLGD |
+/- |
GTGD |
+/- |
8/23/2010 |
14.971 |
129,09 |
(1,77) |
17.436.700 |
(35,33) |
470,78 |
(29,30) |
8/24/2010 |
24.580 |
124,40 |
(3,63) |
32.892.906 |
88,64 |
773,77 |
64,36 |
8/25/2010 |
24.194 |
118,81 |
(4,49) |
34.102.700 |
3,68 |
753,63 |
(2,60) |
8/26/2010 |
23.548 |
119,53 |
0,61 |
30.308.000 |
(11,13) |
682,95 |
(9,38) |
8/27/2010 |
18.988 |
118,28 |
(1,05) |
24.362.000 |
(19,62) |
560,26 |
(17,96) |
Tổng |
106.281 |
(13,13) |
(9,99) |
139.102.306 |
2,31 |
3.241,39 |
(8,62) |
Trong tuần qua, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 112,38 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 2,68 tỷ đồng trên sàn HNX. Cụ thể, họ đã mua vào 17.854.890 đơn vị (trị giá 615,32 tỷ đồng) và bán ra 13.891.780 đơn vị (trị giá 502,94 tỷ đồng) trên HOSE. Các mã được họ mua vào nhiều là DPM, KBC, PVD, VCB, BVH; các mã bị bán nhiều là PGD, CTG, VIC, CII, GMD.
Trên sàn Hà Nội, khối ngoại đã mua vào 1.465.670 đơn vị (trị giá 40,28 tỷ đồng) và bán ra 2.148.170 đơn vị (trị giá 42,96 tỷ đồng). Các mã được họ mua vào nhiều là VCG, PVS, VNR, NTP, GLT; các mã bị bán nhiều là SHB, PVI, KLS, BCC, DXP.
Nhận định của các công ty chứng khoán
Lịch sử sẽ lặp lại?
(CTCK Vincom - VIX)
Trên đồ thị phân tích kỹ thuật có thể thấy rằng, chỉ số VN-Index đang hình một đảo sau chuỗi giảm giá mạnh vừa qua, cùng với đó là chỉ số -DI chó tín hiệu đi xuống chứng tỏ xung lực đánh xuống đã giảm bớt và thị trường đang thể hiện sự lưỡng lự trong xu hướng tiếp theo. Khối lượng giao dịch chưa thực sự như mong muốn khi các nhà đầu tư vẫn ngần ngại trong việc đẩy giá xanh mặc dù việc chấp nhận mua giá cao bắt đầu xuất hiện.
Với việc hình thành đảo thì xu hướng tiếp theo của chỉ số VN-Index sẽ là rất mạnh khi chỉ cần có “khoảng trống giá” xuất hiện. Xu hướng sẽ biến động theo chiều hướng của khoảng trống giá. Thông thường, với tín hiệu đảo xuất hiện tại các vùng quá bán, sau chuỗi suy giảm mạnh thì kỳ vọng xu hướng tiếp theo là xu hướng đảo chiều tăng điểm của thị trường đang được kỳ vọng cao hơn. Một chi tiết chúng tôi xin lưu ý là năm 2007 thị trường cũng tăng điểm mạnh sau kỳ nghỉ Lễ 2/9 khi xuất hiện các tín hiệu tương tự như hiện nay. Một câu hỏi là lịch sử sẽ lặp lại?
Không nên áp dụng chiến thuật bắt đáy
(CTCK FPT - FPTS)
Khá nhiều cổ phiếu có khối lượng lưu hành lớn được kéo giá trong 2 phiên cuối tuần trở thành yếu tố chính giúp VN-Index phục hồi trở lại vào cuối tuần. Trong diễn biến phiên cuối tuần, mô hình vai đầu vai đang có những phản ứng mạnh khi VN-Index tiếp cận vào khu vực đường viền cổ với mức điểm 415-435 điểm. Cụ thể, sau khi rơi xuyên qua mốc 435 điểm thì khối lượng và giá trị giao dịch đã tăng lên đáng kể, bình quân 5 phiên giao dịch đã cao hơn so với tuần trước. Đặc biệt, trong liên tiếp 3 phiên cuối tuần, mốc 421 điểm đã tỏ ra khá vững vàng và hỗ trợ cho VN-Index không tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, sự phục hồi nhẹ trong hai phiên cuối tuần dường như không quá khó hiểu vì chỉ thể hiện sự hồi phục nhất thời sau khi VN-Index chọc xuyên qua dải Bollinger và chạm vào Fibonancci 261,8%.
Chúng tôi dự báo, tuần tới tiếp tục là tuần khó khăn với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Thị trường có thể còn giảm do dòng tiền trên thị trường chưa được cải thiện. Nhà đầu tư nên thận trọng trong các quyết định lướt sóng ngắn hạn và không nên áp dụng chiến thuật bắt đáy. Xu hướng vận động của VN-Index trong tuần tới sẽ tiếp tục nằm trong kênh giảm ngắn hạn (tính từ đầu tháng 5/2010) với khoảng điểm 410-440. Ngưỡng 421 điểm sẽ tiếp tục được kiểm tra khả năng hỗ trợ cho VN-Index. Nếu như VN-Index tiếp tục vận động trên mức 421 điểm sẽ giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư từ đó lôi kéo được nhà đầu tư giá trị tham gia vào thị trường.
|
Thị trường đã rất gần đáy
(CTCK TP. HCM - HSC)
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, 2 sàn biến động trái chiều khi sàn HOSE tăng trong khi sàn HNX giảm. KLGD đạt thấp, mức độ tham gia thị trường của các NĐTNN tiếp tục giảm và độ rộng thị trường thu hẹp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, thị trường đã gần đến đáy xét về mặt thời gian và như chúng tôi đã đề cập, cả về mặt căn bản (Thông tư 13) lẫn về mặt kỹ thuật sẽ có sự cải thiện hơn vào đầu tháng 9.
Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư trung dài hạn có thế tiếp tục mua vào một cách thận trọng. Còn đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, mặc dù đã giảm mạnh trong mấy phiên vừa qua và đem lại cơ hội mua vào thì thị trường vẫn còn rủi ro giảm tiếp, do đó chúng tôi vẫn khuyến nghị nên thận trọng. Nhưng theo chúng tôi, thị trường đã rất gần đáy và có thể sẽ sớm tạm thời tăng lại vào tuần tới.
Thận trọng trước đợt phục hồi ngắn hạn
(CTCK Âu Việt - AVS)
Sự sụt giảm mạnh của thị trường đã làm cho giá nhiều cổ phiếu rơi về vùng hấp dẫn, kêu gọi lòng tham của những nhà đầu tư đang có sẵn tiền mặt. Lực cầu bắt đáy gia tăng khiến cho động thái bán tháo cổ phiếu đã suy giảm khá nhiều trong hai phiên cuối tuần. Một số thông tin vĩ mô như lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ ở mức 8%/năm, thâm hụt thương mại của Việt Nam đang được bù đắp nhờ nguồn vốn giải ngân FDI, phần nào cũng góp phần làm giảm đà rơi của VN-Index.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư dường như vẫn còn đang ngần ngại chờ đợi các thông tin mới liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, đặc biệt là thông tin còn chưa rõ ràng về việc có hay không sự điều chỉnh của Thông tư số 13.
AVS cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn đợt suy giảm này là sự mất cân bằng giữa cung và cầu, bên cạnh yếu tố giải chấp khi thị trường giảm mạnh. Đánh giá tổng thể, nếu lãi suất cho vay thực tế vẫn không hạ thấp, dòng tiền vào thị trường vẫn bị hạn chế, tâm lý bi quan của nhà đầu tư chưa được cởi bỏ thì sẽ ít có sự thay đổi giữa cung và cầu trong ngắn hạn.
AVS nhận định, thị trường vẫn đang trong kênh xu hướng giảm và khả năng sẽ có đợt hồi phục ngắn hạn xung quanh kỳ nghỉ Lễ 2/9. Nhà đầu tư cần theo dõi thêm tình hình vĩ mô trong nước, thận trọng trong việc giải ngân mới, có thể cơ cấu lại danh mục.
Thị trường chủ yếu dao động xoay quanh ngưỡng 420–440
(CTCK ACB - ACBS)
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (27/8), một lần nữa hành động bắt đáy đã giúp hãm bớt lực bán và kéo VN-Index hồi phục lên mức 429,14. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là thanh khoản tiếp tục giảm, lực cầu không mạnh mẽ khiến đà tăng của VN-Index thật sự khó bền vững.
Theo quan sát, thị trường tăng điểm trong 2 phiên gần đây phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về Thông tư 13 và do giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn. Tuy nhiên, khả năng thị trường tăng mạnh là khó có thể xảy ra do thị trường không nhận được hỗ trợ từ NHTM, nhất là khi NHNN vẫn tỏ ra khá kiên quyết trong việc quản lý dòng tiền đi vào thị trường chứng khoán. Điểm hỗ trợ chính của thị trường hiện nay chủ yếu dựa vào tâm lý bắt đáy của nhà đầu tư, nhưng niềm tin thị trường tăng điểm là chưa vững chắc, thể hiện qua thanh khoản giảm trong 2 phiên gần đây. Các nhà đầu tư nên quan tâm đến chỉ tiêu thanh khoản, nếu KLGD tiếp tục giảm thì các phiên tăng điểm sẽ không bền vững.
Tuần sau rơi vào tuần nghỉ lễ và chỉ có 3 phiên giao dịch, do vậy thị trường có khả năng sẽ không biến động nhiều, mà chủ yếu dao động xoay quanh ngưỡng 420–440.
|
VN-Index sẽ tiếp tục dao động trên của mốc 421 điểm
(CTCK Quốc tế - VIS)
Không có nhiều thông tin kinh tế quan trọng liên quan đến nền kinh tế vĩ mô trong nước được công bố trong tuần. Tuy nhiên, do NĐT tiếp tục quan ngại về sự suy yêu của dòng tiền mà đẩy mạnh bán ra, cùng với đó là áp lực giải chấp của một số CTCK làm cho VN-Index liên tục mất điểm mạnh trong 3 phiên đầu tuần. Trong khi đó, diễn biến không mấy thuận lợi trên TTCK Mỹ do NĐT trên thị trường này lo ngại về khả năng suy thoái kép xảy ra đối với nền kinh tế này. Như vậy, trong đợt giảm điểm vừa qua, các NĐT trên thị trường vẫn không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào cả trong nước lẫn quốc tế. Nỗ lực tăng điểm ở 2 phiên cuối tuần chủ yếu là do áp lực bán hàng giải chấp ở các CTCK đã giảm xuống, và khi giá của phần lớn cổ phiếu trên sàn đã về mức thấp, nhiều NĐT có sẵn tiền mặt trong tài khoản đã quay lại thị trường, điều này làm cho lực mua được cải thiện và VN-Index tiếp cận mốc 429 điểm.
Quan sát 3 phiên giao dịch gần đây cho thấy, mốc 421 điểm đã tỏ ra là mốc hỗ trợ khá mạnh trong ngắn hạn, lệnh mua bắt đáy luôn tăng mạnh mỗi khi VN-Index chạm vào ngưỡng điểm này. Dù vậy, theo chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin nào có thể hỗ trợ đủ mạnh để thị trường bước vào một đợt tăng điểm dài hạn. Theo VIS, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục dao động ở ngưỡng trên của mốc 421 điểm trong tuần kế tiếp.
Nhiều khả năng sẽ là một tuần hồi phục của VN-Index
(CTCK Thái Bình Dương - PSC)
Nước Mỹ đứng trước nỗi lo về suy thoái kép trên thị trường nhà đất khi liên tiếp đón nhận các thông tin đáng thất vọng. Ở trong nước, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng trưởng chậm hơn so với tháng 7 nhưng không đáng lo ngại do các sản phẩm sụt giảm về sản lượng chủ yếu thuộc ngành khai khoáng chứ không phải các mặt hàng sản xuất chủ yếu.
Chúng tôi nhận định, tuần sau nhiều khả năng sẽ là một tuần mang tính hồi phục của VN-Index sau giai đoạn suy giảm khá dài. Các mức chỉ số cơ bản của thị trường như P/E bình quân, P/BV bình quân gần như đã về mức đáy khủng hoảng 235 điểm (năm 2009). Ngoài ra, hiệu ứng kỳ nghỉ Lễ 2/9 sẽ làm cho tâm lý NĐT ổn định hơn. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thận trọng với khả năng thị trường có thể phục hồi mạnh do chưa có đủ thông tin hỗ trợ đủ mạnh và các yếu tố nội tại bất lợi vẫn đang trong giai đoạn ảnh hưởng.