Thiếu nguyên liệu trầm trọng

Đó là thực trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản xuất khẩu tại Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng vào dịp đầu năm. Tình trạng đó càng gay gắt hơn vào thời điểm hiện tại, khi tàu cá của ngư dân Đà Nẵng vừa ra khơi ít, vừa muộn nên lượng hải sản về bến không nhiều. 2-3 tuần nay cảng cá vắng hẳn tàu cá vào ra. Có hôm chỉ dăm bảy chiếc công suất nhỏ cập bến.

Đó là thực trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản xuất khẩu tại Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng vào dịp đầu năm. Tình trạng đó càng gay gắt hơn vào thời điểm hiện tại, khi tàu cá của ngư dân Đà Nẵng vừa ra khơi ít, vừa muộn nên lượng hải sản về bến không nhiều. 2-3 tuần nay cảng cá vắng hẳn tàu cá vào ra. Có hôm chỉ dăm bảy chiếc công suất nhỏ cập bến.

Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Procimex.

Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Procimex. 

Thậm chí hải sản tiêu thụ nội địa cũng lấy từ các xe đông lạnh chở từ các địa phương khác đến. Có tới 80% nhà máy tại Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng sống nhờ vào nguồn nguyên liệu đánh bắt hải sản trên biển, nhưng với khả năng bám biển của tàu cá như hiện tại, mỗi ngày hải sản qua cảng chừng 30-40 tấn là nhiều, nên hầu hết DN đang gặp khó khăn trong sản xuất.

Thiếu nguyên liệu, các nhà máy chế biến hải sản vắng vẻ hẳn. Có DN chỉ lèo tèo vài ba chục công nhân làm việc. Một số DN không có nguyên liệu phải cho công nhân nghỉ. Chỉ có Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Thọ Quang vẫn duy trì nhịp độ sản xuất khá ổn định. Tuy vậy, nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và số công nhân làm việc của 2 công ty này cũng chỉ bằng 50 - 60% so với thời kỳ cao điểm.

Những năm trước, Công ty TNHH Bắc Đẩu luôn thu mua được nhiều nguyên liệu vào dịp đầu năm, thế nhưng mấy tuần qua, lượng hải sản mua vào không nhiều. Ông Nguyễn Văn Chín, Giám đốc công ty cho hay: Một số tàu của ngư dân Đà Nẵng đã về bến nhưng hành nghề giã đôi nên hải sản chủ yếu tiêu thụ nội địa. Hơn nữa, nhu cầu thu mua cao, hải sản ít, tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra gay gắt. Đến nay, công ty mới bố trí cho hơn 60 công nhân vào làm việc.

Thực trạng này kéo dài, DN khó tránh khỏi thua lỗ. Tuy sản phẩm ít nhưng máy móc, thiết bị vẫn phải hoạt động bình thường, rất tốn kém, nhất là trong tình hình điện tăng giá. Ông Thái Hội, Giám đốc Công ty TNHH Thái An cho hay:  Khi xây dựng nhà máy ở đây, cứ nghĩ cảng cá lúc nào cũng đủ hải sản để mua, thế nhưng gần đây số lượng hải sản vào cảng rất ít, không có đủ nguyên liệu để sản xuất. Vươn ra địa phương khác thu mua đâu có dễ, bởi ở đâu cũng có nhà máy chế biến hải sản.

Đáp ứng nhu cầu sản xuất, hằng ngày mỗi doanh nghiệp cần 50-70 tấn nguyên liệu. 12 doanh nghiệp lớn nhỏ, mỗi ngày ít nhất cũng cần 600 tấn. Trong khi đó, hải sản qua cảng nhiều lắm chỉ có 50-60 tấn/ngày. Để có nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu, ngành thủy sản tập trung tăng cường năng lực đánh bắt trên biển, thu hút tàu địa phương khác về Đà Nẵng bán hải sản; các nhà máy mở rộng mạng lưới thu mua tại nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch đầu tư cũng cần tính đến sự cân đối của nguyên liệu với công suất máy móc của cả khu vực. Trong khi các nhà máy quanh năm đói nguyên liệu, tại khu công nghiệp này vẫn đang khởi động xây dựng thêm 2-3 nhà máy quy mô lớn nữa. Nay mai, các nhà máy này sẽ lấy gì để chế biến?

Bài và ảnh: NGUYỄN CẦU

Đọc thêm