Thu hơn 700 tỷ đồng từ vi phạm Luật giao thông

Chỉ trong 6 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý trên ba triệu trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, phạt trên 706 tỷ đồng tiền nộp kho bạc Nhà nước.

Chỉ trong 6 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý trên ba triệu trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, phạt trên 706 tỷ đồng tiền nộp kho bạc Nhà nước. Theo báo cáo của Cục cảnh sát giao thông đường sắt, đường bộ Bộ Công an, 6 tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra xử lý 3.060.840 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; kho bạc Nhà nước thu 706,25 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2009: xử lý vi phạm tăng 449.238 trường hợp, tiền phạt tăng 76,85 tỷ đồng); tước giấy phép lái xe 99.034 trường hợp; tạm giữ 12.498 xe ô tô, 394.539 xe môtô, xe máy và 10.924 phương tiện khác. Theo thống kê, 6 tháng từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 6.835 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.736 người, bị thương 5.057 người trong đó số vụ tai nạn giao thông đường bộ chiếm đa số với 6.559 vụ, làm chết 5.610 người, bị thương 4.885 người, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 524 vụ (8,7%). Tai nạn giao thông đường sắt mặc dù chỉ có 276 vụ, làm chết 126 người nhưng so với cùng kỳ năm 2009, tăng cả về số vụ lẫn số người chết (tăng 10 vụ và 22 người chết). Phân tích tai nạn giao thông cho thấy: vi phạm đi không đúng làn đường 25,5%; vi phạm tốc độ 13,1; đối tượng gây tai nạn: 74,7% do người điều khiển môtô; 20,2% do người điều khiển ôtô; độ tuổi người gây tai nạn từ 18 đến 27 tuổi chiếm 41,7%...
6 tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh  sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra  xử lý 3.060.840 trường hợp vi phạm  Luật Giao thông đường bộ; kho bạc Nhà  nước thu 706,25 tỷ đồng
6 tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra xử lý 3.060.840 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; kho bạc Nhà nước thu 706,25 tỷ đồng
Nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của người tham gia còn hạn chế; vi phạm không đội mũ bảo hiểm gia tăng, học sinh chưa có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện, vi phạm tốc độ, uống rượu bia điều khiển phương tiện, chở quá số người quy định... Bên cạnh đó việc các loại phương tiện đăng ký tiếp tục tăng song hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt phát triển không đáng kể; tổ chức giao thông khu vực đường ngang giao cắt đường bộ và đường sắt còn quá nhiều tồn tại, bất cập (kiểm tra 1.381/1.451 đường ngang có tổ chức phòng vệ thì phát hiện có đến 1.140 đường ngang tương đương 82,5% còn tồn tại cần khắc phục cũng góp phần gia tăng số vụ tai nạn giao thông. Tình trạng điều khiển xe lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang đuổi nhau trên đường gây mất trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn ra nhiều tại Hà Nội và TP HCM. Sau 6 tháng, số phương tiện bị tạm giữ là 4.419 trường hợp không kể 6 trường hợp bị Công an Hà Nội lập hồ sơ đề nghị xử lý hình sự về hành vi điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Xảy ra 26 vụ chống lại cảnh sát giao thông khi thi hành nhiệm vụ, làm một cảnh sát hy sinh, 8 đồng chí bị thương; nhiều trường hợp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, bỏ chạy bị CSGT truy đuổi đã gây tai nạn kéo theo những vụ việc nghiêm trọng khác (điển hình là vụ xảy ra tại Hà Tĩnh ngày 6/5/2010).
Theo Thu Trinh
Đất Việt

Đọc thêm