Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ về chuyện thưởng Tết giáo viên

“Khi Ngân sách Nhà nước còn eo hẹp thì việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ lương, phụ cấp lương,… giải quyết các tồn đọng về thực hiện chính sách trong năm để mọi người có thêm điều kiện đón xuân là sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành”.

“Khi Ngân sách Nhà nước còn eo hẹp thì việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ lương, phụ cấp lương,… giải quyết các tồn đọng về thực hiện chính sách trong năm để mọi người có thêm điều kiện đón xuân là sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành”.

Đó là những lời tâm sự của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khi trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề thưởng Tết dành cho giáo viên.

Nhiều năm qua cứ mỗi khi Tết đến, xuân về, có những giáo viên cảm thấy chạnh lòng vì không được thưởng Tết hoặc thưởng ở mức thấp. Nghề dạy học không có tháng lương thứ 13, lại chưa có quy chuẩn thưởng Tết nên đã dẫn đến tình trạng thưởng Tết giáo viên có trường thấp, trường cao, người vui, kẻ buồn. Quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Tết cổ truyền là truyền thống văn hóa, là phong tục bao đời của dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành chăm lo để mọi người dân, mọi gia đình đều được đón Tết vui vẻ, ý nghĩa. Trong thực tế, không chỉ hơn 1 triệu nhà giáo mà hàng triệu công chức, viên chức khác, những người đang hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước cũng không có lương tháng thứ 13 như khối doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành của Nhà nước, các trường học công lập là đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tài chính theo Nghị định số 43 của Chính phủ. Phần lớn các trường thuộc khối đào tạo có nguồn thu học phí và các nguồn thu hợp pháp từ hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, được trích các loại quỹ theo quy định.

Vì vậy, các thầy cô giáo ở các trường này đều được thưởng nhân dịp lễ, Tết. Đối với các trường mầm non, phổ thông, nhất là các trường ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn thì các địa phương, bằng Ngân sách Nhà nước và các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị, xã hội… hỗ trợ quà Tết cho thầy cô giáo. Tùy điều kiện của từng địa phương mà mức hỗ trợ khác nhau.
"Không chỉ riêng giáo viên mà nhiều đơn vị hành chính khác đều không có thưởng Tết tháng lương thứ 13" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa
"Không chỉ riêng giáo viên mà nhiều đơn vị hành chính khác đều không có thưởng Tết tháng lương thứ 13" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa

Nhiều người cho rằng việc kêu gọi xã hội lo Tết cho giáo viên là điều nên làm, nhưng không thể Tết nào cũng phải lên tiếng kêu gọi lòng hảo tâm của xã hội. Nghề dạy học là một nghề cao quý, nhà giáo xứng đáng được sự quan tâm trân trọng của xã hội. Vậy, nên chăng Bộ GD-ĐT cần lập ra một Quỹ Tết cho giáo viên?

Hầu hết các đơn vị sự nghiệp giáo dục đều do Nhà nước chi trả. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã dành 20% tổng chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo, trong đó hơn 80% dùng chi trả lương cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

Vì vậy, không thể dùng Ngân sách Nhà nước để thành lập Quỹ Tết chi cho thầy cô giáo. Trong thực tế, nhiều năm qua và ngay trong những ngày giáp Tết Tân Mão, các địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà hảo tâm… với khả năng cao nhất đã dành sự quan tâm, động viên đối với các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Tôi nghĩ, các ngành khác, nhất là khối hành chính sự nghiệp cũng như ngành giáo dục, việc chi tiền thưởng cho cán bộ công chức, viên chức vào dịp lễ, Tết đều phải theo quy định của Nhà nước. Tùy theo khả năng nguồn tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để hỗ trợ cho thầy cô giáo vui vẻ và ấm cúng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Mặc dù giáo viên một số địa phương hiện nay vẫn chưa được thưởng Tết, nhất là ở cấp mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, thời gian qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chế độ chính sách “dài hơi” cho nhà giáo đã được ban hành như chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi…Đây mới là vấn đề quan trọng.Có người cho rằng, một số trường đã dựa vào chính sách xã hội hóa giáo dục để huy động phụ huynh đóng góp kinh phí mỗi khi Tết đến. Thứ trưởng nghĩ sao về vấn đề này? Mỗi khi Tết đến, Xuân về, bằng tình cảm quý mến, trân trọng, tri ân đối với người thầy, các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể thường tặng quà Tết cho thầy cô giáo. Đó là việc làm tự nguyện, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đạo lí uống nước nhớ nguồn, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Thầy cô giáo trọng tình cảm và rất tự trọng nghề nghiệp. Không trường nào, không thầy cô giáo nào làm như ai đó đã nghĩ đâu.Nhân dịp tết đến xuân về Thứ trưởng có nhắn nhủ điều gì với hơn 1 triệu thầy cô không? Chúng tôi rất tự hào về đội ngũ hơn một triệu thầy cô giáo trên khắp mọi miền đất nước, những người đã luôn nỗ lực cố gắng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, thầm lặng, tận tụy, gắn bó với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu. Đặc biệt là những thầy giáo cô giáo đã và đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đang chịu rất nhiều thiệt thòi, khó khăn, thiếu thốn. Nhân dịp xuân về, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đóng góp to lớn, làm nên diện mạo nền giáo dục nước nhà. Kính chúc các thầy cô giáo cùng gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa sức lực trí tuệ và tâm huyết cho sự phát triển của ngành, đưa giáo dục Việt Nam hòa vào dòng chảy chung của nhân loại, vì đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ, công bằng và văn minh.Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân trí

Đọc thêm