Năm học này, Bộ GD-ĐT quyết liệt thực hiện đổi mới quản lý đại học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ngay từ giảng đường, siết chặt các chỉ tiêu không chính quy… để tạo bước đột phá nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên. Theo thứ trưởng, lâu nay ngành giáo dục còn ít quan tâm đến đổi mới quản lý, lãnh đạo các đại học có nơi còn chưa được trang bị nhiều kiến thức về quản trị ĐH- Nhiều lãnh đạo ĐH kiến nghị, muốn nâng cao chất lượng đào tạo phải tăng học phí. Xin thứ trưởng cho biết quan điểm về các kiến nghị đó?
|
Ông Bùi Văn Ga |
Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta cần kinh phí để nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo dục ĐH muốn đảm bảo chất lượng, ngoài việc giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, phải có trang thiết bị và cơ sở vật chất mới nâng cao chất lượng được. Vì vậy, giá trị của đầu tư là quan trọng. Quốc hội đã có chủ trương duyệt mức học phí từ nay đến 2015 theo chiều hướng mỗi năm tăng dần một ít. Hiện mình không thể so sánh với các nước khác, mà phải từ từ từng bước một. Cộng với đầu tư trọng điểm của nhà nước về các phòng thí nghiệm, các chương trình tiên tiến, các chương trình chất lượng cao, từng bước một sẽ làm cho ĐH khởi sắc.- Thứ trưởng đánh giá như thế nào về hướng nghiên cứu khoa học của sinh viên trên giảng đường? Hiện các trường ĐH rất quan tâm đến việc cho sinh viên nghiên cứu khoa học ngay từ năm đầu tiên, đây là bước rất tốt. Học ĐH khác với phổ thông. Phải nghiên cứu và học 1 nhưng phải làm được 10. Với khối lượng kiến thức hiện nay, sinh viên không thể học hết cái gì rồi làm cái đó. Quan trọng là đào tạo cho sinh viên phương pháp suy luận và phát triển, nên buộc phải nghiên cứu khoa học. Bộ GD-ĐT chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong trường ĐH. Về đào tạo sau ĐH, Bộ bắt buộc các nghiên cứu sinh phải có công trình NCKH.- Thưa thứ trưởng, hiện các trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng lại đẻ ra các chương trình liên kết, tại chức. Việc đào tạo này có phải là cách bó chỗ này, phình chỗ kia không? Đúng là đang có hiện tượng đào tạo không chính quy, tại chức, bằng 2 và liên kết. Hiện, Bộ GD-ĐT bắt đầu giảm chỉ tiêu xuống. Mục tiêu của Bộ là những trường ĐH lớn giảm dần các hệ đào tạo này và tập trung nâng cao chất lượng ĐH và sau ĐH.
|
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. Trong ảnh: Sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tại Phòng Thí nghiệm chất lượng cao. Ảnh: Trung Kiên |
- Nhưng, theo báo cáo của Quốc hội, một số trường ĐH có số lượng sinh viên chính quy vẫn chỉ chiếm chưa đến 30%?Bộ GD-ĐT có quy định về số lượng sinh viên chính quy và tại chức không? Khi phân bố chỉ tiêu, Bộ căn cứ vào chi tiêu chính quy đầu tiên. Việc xác định chỉ tiêu chính quy là hết sức chặt chẽ. Hằng năm, trường báo cáo lên Bộ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, các điều kiện đảm bảo chất lượng... Bộ cấp cho trường chỉ tiêu chính quy, trên cơ sở chỉ tiêu chính quy này xác định ra hệ đào tạo không chính quy trong đó có tại chức, văn bằng 2, liên thông… có tỷ lệ tùy theo năng lực của các trường còn dư hay không.- Có ý kiến cho rằng, để giảm tải công việc, Bộ nên giao cho các địa phương quản lý các trường ĐH không? Hiện Bộ đang có chủ trương soạn thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ ban hành việc phân cấp cho các địa phương. Thực tế, việc quản lý chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của các ĐH của tỉnh nằm trên địa phương thì địa phương cần quản lý, giám sát.- Thưa thứ trưởng, trong năm học này, Bộ GD-ĐT đặt ra chỉ tiêu triển khai kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Bộ đang xây dựng Đề án kiểm định chất lượng. Theo đó sẽ xây dựng tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo kiểm định chất lượng và nâng cao chất lượng. Sắp tới, Bộ sẽ hết sức quyết liệt để đổi mới chất lượng giáo dục ĐH.- Xin cảm ơn thứ trưởng!
Theo Đất việt