Thúc đẩy bản hướng dẫn DOC

Vấn đề tranh chấp Biển Đông trong những ngày gần đây trở nên nóng bỏng khi TQ tiến hành một loạt các hành động gây hấn với các nước có liên quan đến Biển Đông, nhằm tạo ra lợi thế cho mình trong việc tuyên bố chủ quyền. Nổi lên là tình trạng tàu thuyền xâm nhập vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Philippines; cho tàu giám hải tuần tra gây thiệt hại các thiệt bị dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tuyên bố cấm đánh bắt cá khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam…thậm chí TQ còn cho diễn tập quân sự, hạm đội Nam Hải thuộc lực lượng hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLO) TQ tiến hành huấn luyện tiếp liệu trên không nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển…

Vấn đề tranh chấp Biển Đông trong những ngày gần đây trở nên nóng bỏng khi TQ tiến hành một loạt các hành động gây hấn với các nước có liên quan đến Biển Đông, nhằm tạo ra lợi thế cho mình trong việc tuyên bố chủ quyền. Nổi lên là tình trạng tàu thuyền xâm nhập vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Philippines; cho tàu giám hải tuần tra gây thiệt hại các thiệt bị dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tuyên bố cấm đánh bắt cá khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam…thậm chí TQ còn cho diễn tập quân sự, hạm đội Nam Hải thuộc lực lượng hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) TQ tiến hành huấn luyện tiếp liệu trên không nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển…

Trong khi đó, những văn kiện thỏa thuận giữa các bên có liên vẫn chưa cụ thể hóa và chậm được thực hiện. Năm 2002, ASEAN và TQ nhất trí ra Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khuôn khổ để đám phán giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Kể từ đó, việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) chính thức không mấy tiến triển. Còn trên thực tế, TQ có nhiều hành động làm cho tình hình trở nên phức tạp. Với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, ngoại trưởng  Indonesia Marty Natalegawa ngày 30-5 cho biết nước này đang nỗ lực để hoàn tất bản các hướng dẫn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông giữa ASEAN và TQ vào trước cuối năm nay. Phát biểu tại một cuộc họp an ninh do Viện nghiên cứu quốc tế về chiến lược tổ chức tại Kuala Lumpur, ông Natalegawa nói: "Công việc chính của  Indonesia trong năm nay là hoàn thiện văn kiện Hướng dẫn về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hy vọng là sẽ hoàn tất trong năm nay, và sau đó chúng ta có thể tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)". Ngoại trưởng Natalegawa cảnh báo: "Nếu chúng ta cứ để mặc vấn đề như vậy mà không hoàn tất, vấn đề này sẽ trở thành một hiểm họa an ninh thực sự".

Tối cùng ngày, tại Jakarta, Trung tâm Habibie của  Indonesia cùng Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Châu Á (CASS) của Ấn Độ đã phối hợp tổ chức buổi họp báo về Hội thảo quốc tế với chủ đề "Triển vọng hợp tác và sự hội tụ của các vấn đề và động lực tại Biển Đông".  Tại buổi họp báo, Giám đốc CASS A.B Mahapatra cho biết cuộc hội thảo do hai trung tâm này đồng tổ chức, sẽ diễn ra trong ngày 31-5 ở Jakarta, với sự tham dự của các học giả, chuyên gia nghiên cứu  Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Malaysia và một số nước, cùng với khách mời là nguyên Bộ trưởng Quốc phòng  Indonesia, tiến sĩ Juwono Sudarsono, đại diện đại sứ quán các nước ASEAN, TQ, Mỹ và nhiều nước khác. 

Dự kiến, các đại biểu tham gia hội thảo sẽ ra tuyên bố chung và kiến nghị về sự cần thiết đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông, vì lợi ích chung của các nước liên quan và toàn khu vực; kêu gọi nỗ lực, cam kết và đóng góp của các bên liên quan qua cơ chế đa phương nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, hợp tác giải quyết tranh chấp; đảm bảo an toàn hàng hải, nghiên cứu khoa học... trên Biển Đông theo các qui định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố chung của các bên về Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Nguyên Châu

Đọc thêm