Tiền không chuộc được tội

Về uy lực của đồng tiền, ở Phương Đông có những câu tục ngữ như "Có tiền mua tiên cũng được" hoặc "Nén bạc đâm toạc tờ giấy". Sự ra đời của pháp lý không phủ nhận uy lực của đồng tiền, nhưng đã phân định được giới hạn của uy lực đó. Pháp lý vẫn luôn phải tranh đấu với đồng tiền để bảo vệ công lý, để không bị đồng tiền lũng đoạn và để đảm bảo công lý cũng được thực thi công bằng giữa người có và người không có tiền.

Về uy lực của đồng tiền, ở Phương Đông có những câu tục ngữ như "Có tiền mua tiên cũng được" hoặc "Nén bạc đâm toạc tờ giấy". Sự ra đời của pháp lý không phủ nhận uy lực của đồng tiền, nhưng đã phân định được giới hạn của uy lực đó. Pháp lý vẫn luôn phải tranh đấu với đồng tiền để bảo vệ công lý, để không bị đồng tiền lũng đoạn và để đảm bảo công lý cũng được thực thi công bằng giữa người có và người không có tiền.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mới rồi, Bộ trưởng Tư pháp Áo Beatrix Karl trong khuôn khổ cải cách ngành tư pháp Áo đã dự kiến cho sửa đổi luật hình sự Áo theo hướng có thể dùng tiền để không bị kết tội lạm dụng chức quyền, có nghĩa là bỏ tiền ra thì tránh không bị hầu toà. Cùng với dự định đó còn có cả ý tưởng bỏ tiền ra còn có thể không bị tiếp tục điều tra. Đối với những kẻ có tội thật sự thì sửa luật như thế sẽ đưa lại cơ hội xưa nay chưa từng có để thoát tội. Đối với những kẻ cảm thấy bị kiện tụng oan thì cả việc không mở phiên toà xét xử lẫn ngừng bị điều tra đều không có nghĩa là họ được minh oan, không có nghĩa là vì họ vô tội mà mới như vậy.

Kết tội và trừng phạt kẻ phạm tội, nhưng đồng thời cả minh oan cho kẻ khác là nhiệm vụ của toà án. Vì thế mới cần đến nguyên tắc là tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và toà án được gắn cho biểu tượng là cán cân công lý. Bây giờ, nếu để cho dùng tiền chuộc tội thì rõ ràng pháp lý và toà án kiểu ấy không còn được như trước nữa. Một khi biết rằng phạm tội nhưng có lối thoát thì rõ ràng pháp luật không còn tác dụng răn đe và giáo dục nữa.

Sự phản đối mạnh mẽ của dư luận đã buộc bà bộ trưởng tư pháp Áo phải rút bỏ những dự định sửa đổi nói trên. Nhưng làm như thế không có nghĩa là thiệt hại đã được khắc phục. Tác động tai hại của ý tưởng này đối với pháp luật thể hiện trên phương diện có thể sửa đổi pháp luật theo hướng làm thay đổi cả bản chất của pháp luật. Một khi giới chính trị đã nghĩ đến và thậm chí còn đã triển khai thực hiện cụ thể thì cho dù hiện chưa thành công cũng không thể nói nó đã bị loại trừ trong tương lai.

Thế giới pháp lý và tư pháp đã phát triển cũng với sự phát triển chung của xã hội loài người mà trong đó đồng tiền đóng vai trò quan trọng, nhưng dù phát triển đến mấy thì tiền là tiền và luật là luật, tiền không thể thay thế được cho pháp luật.

Thiên Lang

Đọc thêm