Sáng 12/1, không khí phấn khởi tràn ngập đối với đa số giáo viên khi đọc thông tin về việc TP.HCM quyết định thưởng tết 700.000 đồng/giáo viên.
[links()]
Chưa đều khắp
Tuy nhiên, trao đổi với bạn bè ở các nơi, mới nhận ra sự quan tâm này không diễn ra đều trong cả nước.
Từ khoản tiền này, chúng tôi chạnh lòng nghĩ đến những khoản tiền mà ngành mình được lãnh trong dịp tết dường như nó cũng bộc lộ sự thiếu nhất quán.
Chắng hạn một số loại tiền chúng tôi được lãnh vào dịp tết (xin nói rõ đây không phải là tiền thưởng tết như một số nơi lầm tưởng ) như tiền tăng thu nhập từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách của đơn vị.
Đầu năm dương lịch, các đơn vị thuộc nguồn chi ngân sách ví dụ như các trường học đều làm dự toán thu chi và trình lên các cấp thẩm quyền phê duyệt. Nguồn ngân sách này sẽ phải quyết toán vào cuối năm theo các hạng mục đã đề xuất chi. Nếu đã chi đủ các mục mà vẫn còn dư một khoản ngân sách do đơn vi tiết kiệm, giảm giá thành các mục chi thì khoản ngân sách đó được phép chi hỗ trợ đơn vị tại chỗ theo những khoản quy định như chi phúc lợi, chi bù lương, quỹ dự phòng, quỹ hoạt động…
Chính sách là vậy, chỉ đạo cũng có từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì, khoản tiền tăng thu nhập từ nguồn này lại chưa bao giờ thực hiện đồng nhất giữa các nơi trong cùng thành phố. Và điều này đã tạo nên rất nhiều bức xúc, thắc mắc trong đội ngũ giáo viên về việc chưa thống nhất trong thực hiện chính sách.
Đôi khi tùy tiện
Loại tiền thứ hai là tiền tính tiết phụ trội bài chấm trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011 đã bị cắt giảm với lời giải thích mơ hồ từ các cấp thẩm quyền và cả các cấp chức năng.
Trước hết, đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi, việc chấm bài học sinh là nghĩa vụ phải thực hiện. Vì thế, trước đây trong công thức tính tiết phụ trội từ việc chấm bài do Bộ GD-ĐT ban hành đã có sự khấu trừ số bài chấm nghĩa vụ.
Theo công thức sau: Số tiết tính phụ trội = [( số bài chấm thực - 90 (135) bài nghĩa vụ) x 2(4)]/45 - số tiết chưa đủ nghĩa vụ
Số giờ làm việc của giáo viên được quy định trong 1 tuần là 19-20 tiết gọi là tiết nghĩa vụ. Ngoài thời gian quy định đó, yêu cầu làm thêm công việc đối với người lao động đều phải được chi trả theo Luật lao động.
Theo hiểu biết của chúng tôi, việc cắt giảm tiền phụ trội chấm bài xuất phát từ thông tư 28 của Bộ GD-ĐT, nhưng sở dĩ có thông tư này là do nó được ban hành kèm với thông tư 29 đề nghị tăng học phí. Như vậy, ở TP.HCM năm học 2010-2011 chưa áp dụng việc tăng học phí nhưng lại đã áp dụng việc cắt giảm phụ trội chấm bài của giáo viên thì e chưa "thấu tình đạt lý".
Trong khi khoản tính phụ trội này rơi vào mỗi cuối học kỳ thường là dịp tết, trong nhiều năm vẫn được giáo viên chúng tôi coi là một khoản thu nhập “xóa đói giảm nghèo” giúp không khí tết nhà giáo bớt phần bấn bíu. Nhưng cách thực hiện không hợp lý tình như trên đã làm nhà giáo vốn đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn.
Đó là một vài bức xúc của các giáo viên, không phải từ đãi ngộ chưa thỏa đáng mà xã hội dành cho người lao động trong ngành giáo dục mà chính từ những bất hợp lý trong cách thực hiện các chính sách ở các nơi.
Chúng tôi mong việc chi lương thưởng tết đối với không chỉ đội ngũ sư phạm mà với mọi đối tượng lao động trong xã hội đều phải là việc diễn ra bình thường, nằm trong quy định, luật định chứ không phải như “nắng hạn chờ mưa rào”.
|
Giáo viên cắm bản ở vùng sâu Kon Tum |
Chưa đều khắp
Tuy nhiên, trao đổi với bạn bè ở các nơi, mới nhận ra sự quan tâm này không diễn ra đều trong cả nước.
Từ khoản tiền này, chúng tôi chạnh lòng nghĩ đến những khoản tiền mà ngành mình được lãnh trong dịp tết dường như nó cũng bộc lộ sự thiếu nhất quán.
Chắng hạn một số loại tiền chúng tôi được lãnh vào dịp tết (xin nói rõ đây không phải là tiền thưởng tết như một số nơi lầm tưởng ) như tiền tăng thu nhập từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách của đơn vị.
Đầu năm dương lịch, các đơn vị thuộc nguồn chi ngân sách ví dụ như các trường học đều làm dự toán thu chi và trình lên các cấp thẩm quyền phê duyệt. Nguồn ngân sách này sẽ phải quyết toán vào cuối năm theo các hạng mục đã đề xuất chi. Nếu đã chi đủ các mục mà vẫn còn dư một khoản ngân sách do đơn vi tiết kiệm, giảm giá thành các mục chi thì khoản ngân sách đó được phép chi hỗ trợ đơn vị tại chỗ theo những khoản quy định như chi phúc lợi, chi bù lương, quỹ dự phòng, quỹ hoạt động…
Chính sách là vậy, chỉ đạo cũng có từ lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì, khoản tiền tăng thu nhập từ nguồn này lại chưa bao giờ thực hiện đồng nhất giữa các nơi trong cùng thành phố. Và điều này đã tạo nên rất nhiều bức xúc, thắc mắc trong đội ngũ giáo viên về việc chưa thống nhất trong thực hiện chính sách.
Đôi khi tùy tiện
Loại tiền thứ hai là tiền tính tiết phụ trội bài chấm trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011 đã bị cắt giảm với lời giải thích mơ hồ từ các cấp thẩm quyền và cả các cấp chức năng.
Trước hết, đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi, việc chấm bài học sinh là nghĩa vụ phải thực hiện. Vì thế, trước đây trong công thức tính tiết phụ trội từ việc chấm bài do Bộ GD-ĐT ban hành đã có sự khấu trừ số bài chấm nghĩa vụ.
Theo công thức sau: Số tiết tính phụ trội = [( số bài chấm thực - 90 (135) bài nghĩa vụ) x 2(4)]/45 - số tiết chưa đủ nghĩa vụ
Số giờ làm việc của giáo viên được quy định trong 1 tuần là 19-20 tiết gọi là tiết nghĩa vụ. Ngoài thời gian quy định đó, yêu cầu làm thêm công việc đối với người lao động đều phải được chi trả theo Luật lao động.
Theo hiểu biết của chúng tôi, việc cắt giảm tiền phụ trội chấm bài xuất phát từ thông tư 28 của Bộ GD-ĐT, nhưng sở dĩ có thông tư này là do nó được ban hành kèm với thông tư 29 đề nghị tăng học phí. Như vậy, ở TP.HCM năm học 2010-2011 chưa áp dụng việc tăng học phí nhưng lại đã áp dụng việc cắt giảm phụ trội chấm bài của giáo viên thì e chưa "thấu tình đạt lý".
Trong khi khoản tính phụ trội này rơi vào mỗi cuối học kỳ thường là dịp tết, trong nhiều năm vẫn được giáo viên chúng tôi coi là một khoản thu nhập “xóa đói giảm nghèo” giúp không khí tết nhà giáo bớt phần bấn bíu. Nhưng cách thực hiện không hợp lý tình như trên đã làm nhà giáo vốn đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn.
Đó là một vài bức xúc của các giáo viên, không phải từ đãi ngộ chưa thỏa đáng mà xã hội dành cho người lao động trong ngành giáo dục mà chính từ những bất hợp lý trong cách thực hiện các chính sách ở các nơi.
Chúng tôi mong việc chi lương thưởng tết đối với không chỉ đội ngũ sư phạm mà với mọi đối tượng lao động trong xã hội đều phải là việc diễn ra bình thường, nằm trong quy định, luật định chứ không phải như “nắng hạn chờ mưa rào”.
Theo Tuổi Trẻ