Tiếng hú gọi hồn ghê rợn giữa nắng trưa

Sau này nhiều người làng mới vỡ nhẽ về tiếng hú ghê rợn giữa trưa nắng như thế bởi bà Hon tưởng hồn anh trai tự dưng nhập vào người đàn ông lạ nọ!

Sau này nhiều người làng mới vỡ nhẽ về tiếng hú ghê rợn giữa trưa nắng như thế bởi bà Hon tưởng hồn anh trai tự dưng nhập vào người đàn ông lạ nọ!

Phải là sông là bể những giọt nước mắt đau thương dằng dặc thời gian cùng ngàn ngàn trận mạc trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt, nhưng vẫn hiếm hoi có những giọt nước mắt khác...

Đó là chuyện của ông Hoàng Văn Hùng quê quán ở xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đi bộ đội từ năm 1965...

Người chết trở về

Trưa ngày 21 tháng 4 năm 2010, bà Hoàng Thị Hon người đội 3 Nga Bạch đi chợ về thì thấy một người đàn ông hom hem đang rảo tới rảo lui đoạn đường rẽ vào làng. Linh tính mách bảo bà bước lại gần. Khi hỏi thăm, thấy người đàn ông lạ chất giọng không phải quê bà. 

Đoán khách có thể là người của họ Hoàng của Nga Bạch đây làm ăn tứ tán khắp nơi thi thoảng vẫn về Nga Bạch hoặc tìm người thân hoặc nhận họ. Ông ngập ngừng đang muốn tìm nhà anh Cường anh Việt có em gái là Tý là Hon. Bà Hon quá chừng là ngạc nhiên bởi người đàn ông lạ hoắc kia đang nhắc đến hai người anh trai của bà. Cái tên Tý và Hon mà cha mẹ đặt cho chị em bà hàng chục năm nay không ai gọi ai dùng nữa mà chỉ gọi tên con cả!

Sau một lúc sững người, bà Hon trấn tĩnh lập cập hỏi lại người đàn ông hom hem kia rằng sao ông lại biết nhà ấy thì ông cũng run run lập cập không kém chi bà Hon đó là em tôi em gái tôi mà. Bà Hon như mê đi, mắt đổ hoa cà hoa cải. Chiếc rổ đựng rau cá trong tay bà ập xuống đất, giọng bà tự dưng lảnh lót ba hồn bảy vía anh tôi ở đâu về nhá!
Mô tả ảnh.
Ông Hùng và bà Hon 

Sau này nhiều người làng mới vỡ nhẽ về tiếng hú ghê rợn giữa trưa nắng như thế bởi bà Hon tưởng hồn anh trai mình đi bộ đội từ mãi năm 1965 đã hy sinh nay tự dưng nhập vào người đàn ông lạ nọ! 

Sau hồi hú của bà Hon, người làng hốt hoảng túa ra. Bao nhiêu là ánh mắt ngạc nhiên sững sờ dồn đổ vào người đàn ông lạ đang giang tay ôm chặt lấy bà Hon mà khóc...

Ký ức

... Người đàn ông hom hem ấy đang ngồi trước tôi đây.

Một ngày hè năm 1965, như bao trang lứa khác anh thanh niên Hoàng Văn Hùng lên đường đi bộ đội. Sau một thời gian huấn luyện cấp tốc ở huyện miền núi Ngọc Lặc đơn vị anh cấp tốc lên đường đi B. Chiến trường B của Hùng là B ngắn, Mặt trận Quảng Trị. Những ngày nhịn đói nhịn khát sốt rét đến trọc đầu. Nhưng cũng có những lúc rảnh rang hiếm hoi anh lính Hoàng Văn Hùng thẫn thờ tâm trí ngược ra Bắc về với cái xóm nghèo Nga Bạch. 
Ông Xã đội đi trước, ông Chủ tịch xã đi sau. Nối nữa là Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Cụ Tích bố anh Việt run rẩy mặt biến sắc trong khi bà mẹ mặt bệch như tàu lá Thằng mô? Cường hay Hùng? Quê anh nghèo lắm có nghề chiếu cói nhưng hầu hết bà con mỗi năm đứt bữa phải dăm tháng phải cháo lao khoai củ bù vào. Đa phần các nhà lợp bằng bổi, thứ cói rối cói xấu sau khi đã lựa ra để dệt chiếu tróc bị. Ngôi nhà lợp bổi sùm sụp tối om om nơi đó người bố gầy gò vì đói ăn vì tật bệnh. Mẹ anh cũng quắt queo vì nghề chiếu vì chạy chợ để lo cho đàn em lít nhít. Sau anh là thằng Cường, thằng Việt cái Bào cái Bắc, cái Tý cái Hon, đứa nào cũng đen nhẻm vêu vao. Lắm lúc nhớ nhà, muốn chuyện trò muốn hỏi han trăm thứ bà rằn nhưng hiềm nỗi anh lính Hoàng Văn Hùng lại không biết chữ! Nhiều anh em trong đơn vị hỏa lực cối 82 ( tên đầy đủ phiên hiệu đơn vị của Hùng là C12, E95, F35c) không biết rằng Hùng chưa bao giờ viết thư về nhà cả! Càng chưa biết Hùng mù chữ! Hùng chỉ cậy nhờ thằng bạn cùng xã nếu thi thoảng có viết thư thì nhắn hộ rằng anh đang bình an. Họ không biết rằng nhà Hùng nghèo lắm đi học mới dở lớp Một thì phải bỏ vì trăm thứ việc nhà dồn lên đầu anh con cả này! Nhiều anh em trong đơn vị cũng không biết rằng ở quê không phải Hùng có một người yêu để trộm thương trộm nhớ mà gần hơn nữa, gia đình Hùng đã bỏ miếng trầu non một năm. Vì đợt vào bộ đội của Hùng đột ngột nên hai bên gia đình dự định nếu Hùng được ghé qua nhà trước khi đi B thì tổ chức cưới. Nhưng cơ may ngắn ngủi để đảo qua nhà ấy đã không có! Lệ ở quê, đã bỏ miếng trầu và hai gia đình đi lại với nhau coi như là một thứ hôn thú bất thành văn. Thi thoảng cô Mầu – người yêu của Hùng cũng chỉ nhắn tin thăm hỏi qua anh Thọ người làng đi bộ đội cùng đợt với Hùng. Sau khi dự trận Khe Sanh, may mắn Hùng chỉ bị sức ép bom ộc máu tai nhưng lành lặn. Di chứng trận bom quái ác ấy khiến Hùng sức nghe kém hẳn. Sau đó một bộ phận trong trung đoàn của Hùng được điều chuyển đi xa hơn. Đó là chiến trường B2 miền Đông rồi miền Tây Nam Bộ. Hùng chả thể ngờ rằng cuộc đời của mình lại cắm lâu đến thế ở mảnh đất miền Tây này. Nhưng đó là chuyện về sau. Tại mặt trận B2, đơn vị của Hùng đã dự nhiều trận trong đó có trận chống càn ác liệt đầu năm 1969. Hùng lại bị sức ép và bị thương mê man tưởng chết. Nhưng Hùng được cứu chữa kịp thời và được đơn vị đưa sang Campuchia điều trị mấy tháng trời. Vết thương tạm ổn nhưng cái đầu của Hùng hình như đã có vấn đề. Nhiều lúc anh không nghe thấy một tiếng động nhỏ nào. Hai tai lúc điếc đặc, lúc ù ù như xay lúa lúc thì nghe được loáng thoáng... Nhưng tệ hơn nhiều, ngày Hùng tưởng trí nhớ đã rời bỏ mình mà chu du những đâu đâu... ... Trên tường nhà ông Việt em trai ông Hùng, tấm lịch đã sang một ngày mới của tháng 5. Bên tôi là những người thân yêu của ông Hùng. Những giọt nước mắt mừng tủi đột ngột ràn ra hơn một tuần trước nay qua câu chuyện kể của ông Hùng với khách lại giàn giụa tiếp. Ông Hùng khuôn mặt nhăn nheo vẻ như quá già với tuổi 64, chất giọng đặc Nam Bộ nhưng thi thoảng vẫn lẫn với ngữ âm vùng Nga Bạch của Nga Sơn nhất là trời biến thành tời! Mỗi khi ông Hùng giọng nghẹn ngào lấy khăn tay ấp lên khuôn mặt nhăn nheo thì người em trai ý chừng để đợi cho anh mình nguôi cơn xúc động với lại không muốn gián đoạn câu chuyện với khách nên đã chủ động nối thêm chuyện. Ông giới thiệu với tôi ngoài bà Hon đang ngồi kia, dường như từ lúc đi chợ về gặp anh trai mình, đôi mắt bà chỉ chực có khóc, còn có bà Bắc lấy chồng ở xã bên theo chồng vào Nam làm ăn. Bữa ông Hùng đột ngột trở về, gia đình đã điện vào. Bà Bắc cùng gia đình cấp tốc ra ngay... Hùng, Cường, Việt, Bắc, Tý, Hon. Còn ông Cường đâu? Ông Việt giọng rầu rầu cho biết sau khi ông Hùng vào Nam chiến đấu thì anh trai mình Hoàng Văn Cường cũng xung phong đi bộ đội. Thoát chết ở chiến trường trở ra Bắc may mà lành lặn nhưng người đã rệu vì bệnh. Sau khi hưởng chế độ bệnh binh một thời gian, ông Cường đã mất... Hai anh đi bộ đội nên ông Việt được ở dạng miễn hoãn và tích cực tham gia công tác Đoàn thanh niên của xã. Lúc đứt lúc nối, chuyện của ông Việt về những năm đã biền biệt ấy gia đình không hề nhận được tin hai người anh trai đi B. Ông Việt kể: Tháng 12 năm 1974, một ngày mây biển như sà thấp xuống làng cói Nga Bạch. Rét âm u. Con Đốm mọi ngày hiền lành thế tự dưng sủa gắt. Ông Xã đội đi trước, ông Chủ tịch xã đi sau. Nối nữa là Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Cụ Tích bố anh Việt run rẩy mặt biến sắc trong khi bà mẹ mặt bệch như tàu lá Thằng mô? Cường hay Hùng? Mảnh giấy báo tử với nội dung Đồng chí Hoàng Văn Hùng đã anh dũng hy sinh ngày 20 tháng 12 năm 1974 ở Mặt trận phía Nam hầu như cả nhà đều thuộc lòng. Ngồi đối diện với tôi có một đồng chí cán bộ xã có trí nhớ khá tốt cho biết, từ năm 1976, gia đình cụ Tích được hưởng mọi chế độ của thân nhân liệt sĩ. Đến năm 1991 mẹ liệt sĩ là bà Vũ Thị Đợi do tuổi cao sức yếu đã qua đời và đến năm 1992 bố Liệt sĩ là ông Hoàng Văn Tích cũng qua đời. Chế độ trợ cấp tuất liệt sĩ cắt từ đó. Cho đến nay gia đình chỉ còn hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ ngày 27 tháng 7 và quà Tết hằng năm... Tờ giấy báo tử cùng tấm bằng Tổ quốc Ghi công cẩn thận cuốn lại cất trong ống luồng dưới mái bổi. Thế mà cũng không thoát khỏi việc bị ẩm mục rồi rách nát. Một lần giở ra không hiểu sao rời rã hết cả ra!... (Còn nữa)
Theo Tiền Phong

Đọc thêm