Tiểu thư “man mát” tìm chồng

Thành phố L.S đang ồn ào chuyện một tiểu thư xinh đẹp, con nhà giàu nhưng thần kinh hơi “man mát” đi tìm chồng cho mình mà không được. Bố của cô là một ông chủ buôn có tiếng, có thế lực đã “ra giá” một ngôi biệt thự cho chàng trai nào dũng cảm lấy con gái ông làm vợ.

Thành phố L.S đang ồn ào chuyện một tiểu thư xinh đẹp, con nhà giàu nhưng thần kinh hơi “man mát” đi tìm chồng cho mình mà không được. Bố của cô là một ông chủ buôn có tiếng, có thế lực đã “ra giá” một ngôi biệt thự cho chàng trai nào dũng cảm lấy con gái ông làm vợ. 
Tiểu thư... khờ dại
Sinh năm 1983 trong gia đình giàu có, Hồng Khánh có một chị gái lấy chồng cách đây ba năm, còn cô cho đến nay vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai theo đúng nghĩa.
Khánh có chiều cao lý tưởng, nước da trắng và một khuôn mặt đẹp. Nói chung, về hình thức bên ngoài, Khánh rất ưa nhìn nếu không muốn nói là xinh đẹp. Thế nhưng điểm yếu của cô là… kém thông minh, ở các tình huống ứng xử, cô tỏ ra là người quá vụng về. Một số chàng trai từng đến tìm hiểu nói rằng, cô hơi “chập”, “man mát”..., người khác lại bảo cô dở hơi.
Từ khi cô còn học lớp 11, đã có rất nhiều chàng trai tìm cách tiếp cận, tán tỉnh vì nhìn những gì cô mặc, đeo trên người chứng tỏ cô là một tiểu thư con nhà giàu. Lợi thế về hình thức cũng đã cuốn hút rất nhiều chàng trai có ý hẹn hò. Thế nhưng, bất kể ai tiếp xúc với cô chừng hai lần đều phải “bật bãi” khi cô bộc lộ mình...
Họ không thể ngờ cô gái xinh đẹp này lại có những hành xử thô thiển, kệch cỡm, dù cô cũng cố tỏ ra là người ăn mặc sành điệu, nói mình am hiểu cả thơ ca, các ca sĩ trong nước và thế giới. Ví như đang ngồi uống cà phê với bạn trai, cô ngửa mặt ngáp rất to, không biết dùng tay che miệng, rồi lại rú lên một tiếng nghe rất rùng rợn.
Hay đang nói về vị ngon của cà phê, cô lại chen vào chuyện con chó nhà mình rất hay ị bậy nên bị chị giúp việc đánh suốt ngày. Hay như khi ngồi trước một chàng trai đang say sưa nói về tình yêu, cô nàng lại tồng tộc nói ra trước đó có rất nhiều bạn trai đến nhà chơi, bố mẹ cô quý mến mời ở lại ăn cơm, mà bọn họ cứ chạy hết.
Cô lại còn nói: “Bố mẹ em á, hay lắm cơ. Cứ lo em ế. Ế thì ế chứ em sợ gì. Thế mà bố mẹ em còn bảo thằng nào chịu lấy em thì may quá”...
Nghe những hành động, cử chỉ của Hồng Khánh, các chàng trai cảm thấy không thể chấp nhận nổi. Nếu là người vụng về, ăn nói tộc tệch thì còn có thể chấp nhận được. Bù lại, cô là tiểu thư con nhà giàu, thể hiện mình có hiểu biết... Họ nói chuyện với cô chỉ vài giờ đã cảm thấy ức chế, mệt mỏi không chịu nổi. Có chàng còn thốt lên: “Sao con bé lại dở hơi đến thế!. Đúng là được cái này thì mất cái kia”.
Ngay từ ngày chập chững cắp sách tới trường Khánh đã học hành rất kém, ăn chơi đua đòi thì không ai bằng. Nhưng với quan hệ và khả năng của bố mẹ, cô vẫn mỗi năm lên một lớp. Cố gắng, ì ạch cuối cùng cũng hết lớp 12. Bố mẹ cho Khánh ở nhà coi cửa hàng và nếu gặp được ai đó, thì chớp thời cơ gả đi. Thời gian cô được giao ở cửa hàng, chẳng làm được gì ngoài đầu tư thời gian vào ăn mặc và tìm những cuộc hẹn hò chẳng có kết quả. 
Bi kịch khát tình
Khánh cũng được gọi là cá tính vì cô khát khao yêu chính đáng và tìm mọi cách để có tình yêu. Nhiều đêm, cô đã khóc sưng mắt vì đến giờ, gần ba mươi tuổi đời vẫn chưa được niềm vị ngọt của tình yêu.
Cô tự hỏi tại sao đàn ông lại tránh xa, ruồng rẫy không chấp nhận cô. Cô cũng nhận ra khiếm khuyết, sự vụng về của mình và trách cha mẹ, tại sao lại sinh ra cô, cho cô phải lãnh nhận những khiếm khuyết đó. Cô ghen tị với chị gái vì bao nhiêu sự thông minh đều dồn hết cả cho chị, dù nhan sắc của cô vượt xa chị rất nhiều.
Cô không thể nhớ hết đã có biết bao nhiêu chàng trai, kể cả những người đàn ông đã ly hôn đến với cô và bỏ ra đi. Có chàng trai đã “chạy mất dép” vì lần đầu gặp, cô đã dõng dạc: “Anh yêu em nhá, nhà em rất giàu. Lấy em anh sẽ sung sướng, sẽ làm ông chủ”. Tình huống ấy khiến chàng trai bẽ bàng, rồi tự rút lui không một lần trở lại.
Cô lẽo đẽo theo đuổi một số chàng trai mà cô thích. Những ngày tháng cuối năm 2009, gia đình đưa cô ra Hà Nội tổ chức sinh nhật hoành tráng và tốn kém. Khánh ăn mặc như công chúa trong cổ tích, cô hiện diện như một minh tinh màn bạc. Nhiều người đến tìm hiểu, nhưng sau một lúc trò chuyện họ mới lắc đầu vỡ nhẽ. 
Sau chuyến ở Hà Nội, trở về nhà, Khánh đã gặp gỡ một số bạn bè và những cô gái ít tuổi hơn để nhờ giới thiệu thêm cho những người bạn trai. Nếu nói đến những người bạn mới quen của Khánh, viết ra phải kín mấy trang giấy. Cô đồng thời cũng đứng ở các điểm đỗ xe, làm ra vẻ như người khách bình thường. Lên xe, nếu thấy người nào nhìn bề ngoài cô cảm thấy dễ gần, cô sẽ chủ động làm quen và xin số điện thoại để làm quen.
Sự khát thèm tình yêu khiến cô có thể làm bất cứ việc gì để có một chỗ dựa. Cô đã xin được số điện thoại của thanh niên, những người đã có gia đình, thậm chí có cả những người bằng tuổi bố cô. Kết quả sau đó là những cuộc mời mọc, cà phê diễn ra. Nhưng cái tính dở hơi và vụng về của cô thì không cách gì che giấu được.
Đàn ông vẫn bỏ đi và Khánh ngày càng lún sâu vào bi kịch của một người khát thèm mà không được đáp ứng. Chuyện của cô giờ đã nổi tiếng khắp thành phố. Ở nhiều nơi như quán ăn, quán nước, bến xe... người ta xì xào về một cô tiểu thư con nhà giàu, nhưng lận đận mãi không lấy được chồng.
Một biệt thự cho người dũng cảm
Buồn chán, Hồng Khánh đã ném bỏ hết điện thoại di động, không liên lạc với ai và tìm đến cái chết. Hai lần cô dại dột làm chuyện đó, thì hai lần cô may mắn được người nhà phát hiện sớm, kịp thời chữa trị.
Giúp con, bố cô đã “ra giá” cho bất cứ chàng trai nào dũng cảm lấy cô, ông sẽ tặng một biệt thự tiền tỉ. “Món hời” có vẻ hấp dẫn, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thấy người dũng cảm đó xuất hiện.
Thực ra, rất nhiều người nhòm ngó ngôi biệt thự mà ông chủ giàu có kia đưa ra làm vật trao đổi cho chuyện tình duyên , nhưng họ vẫn đề phòng, sợ hãi, bởi vì trách nhiệm đối với một con người là quá lớn. Nếu cả đời phải sống với một người vợ mà mình không yêu, hay nói lảm nhảm thì đó cũng là một bi kịch. Lại có người tính toán, là sẽ giả vờ yêu rồi làm đám cưới, cố sống với nhau một thời gian rồi tìm cách chia tay. Tài sản sẽ được chia đôi. Cách làm này nhiều người cho là rủi ro cao nên vẫn chưa quyết định. 
Khánh đau khổ, bảo bố mẹ chẳng cần phải làm gì cả, cứ mặc cô. Làm bất cứ việc gì lúc này cũng vô ích, bởi vì con người bây giờ người ta cũng rất biết đề phòng và không ai muốn đánh cược hạnh phúc của mình. Trước đây, Khánh đã hiến thân cho những gã trai ăn chơi ở Hà Nội, giờ cô phó mặc tất cả, dễ dãi với tất cả. Với Khánh, đau đớn, bệnh về thể xác lúc này ít, nhưng bệnh về tinh thần mới nặng. Cô chỉ còn biết chờ đợi, biết đâu một phép màu nào đó có thể xảy ra.
Qua câu chuyện này, chúng ta nhận thấy tình yêu và hạnh phúc lứa đôi quan trọng đến thế nào. Và, cổ nhân nói đúng: Có tiền chưa chắc đã mua được tình yêu.
Bình Sơn

Đọc thêm