Một thông điệp vừa được gửi đến từ một nhóm các nhà khoa học quốc tế tuyên bố rằng, họ vừa khám phá ra một ống sâu được bao bọc bởi lớp dung nham mặt trăng - một cái lỗ sâu khổng lồ - rất thích hợp cho sự định cư hoặc xây dựng cơ sở ở mặt trăng.
Theo báo cáo, cái lỗ dài nằm gần vùng núi lửa Marius ở mặt trăng rộng 64,92m, sâu hơn 79,25m. Quan trọng hơn nữa, theo các nhà khoa học, cái lỗ này được bảo vệ khỏi nhiệt độ khắc nghiệt trên bề mặt của mặt trăng và các cuộc tấn công của các thiên thạch bởi một lớp dung nham mỏng. Điều này giúp cho con người có thể thăm dò hoặc định cư dễ dàng ở dưới cái lỗ.
Hình ảnh lỗ dung nham trên mặt trăng. |
Bất kỳ một lỗ dung nham nào còn nguyên vẹn đều có thể dùng để phục vụ làm nơi trú ẩn, tránh được môi trường khắc nghiệt ở mặt trăng với những tác động của thiên thạch, năng lượng lớn từ tia UV, các hạt năng lượng và sự biến đổi nhiệt độ hằng ngày.
Các lỗ dung nham đã được phát hiện trước đây ở mặt trăng, nhưng theo các nhà khoa học các lỗ mới phát hiện gần đây mới đáng chú ý bởi lớp dung nhan bao bọc nó và nó có vẻ không dễ bị sụp xuống.
Lỗ dung nham từng được phát hiện ở trái đất và sao hoả, những hang động hình trụ được tạo thành bởi những dòng dung nham, núi lửa phun trào, hoạt động địa chấn, hoặc kết quả của những vụ sụt lún đất từ các vụ va chạm thiên thạch.
Các nhà khoa học đã sử dụng những hình ảnh có độ phân giải cao từ một tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo mặt trăng của Nhật có tên là Selene để khám phá ra lỗ dung nham mặt trăng này. Phát hiện này được công bố ngày 11/12/2009 nhưng đến tuần này, thông tin về lỗ này mới được công bố chi tiết.
NASA cũng vừa thông báo về kế hoạch làm việc để trở lại mặt trăng năm 2020 và họ sẽ thiết lập một cơ sở định cư tạm thời ở mặt trăng năm 2025 như là một phần của Chương trình Constellation. Tuy nhiên, kinh phí cho chương trình này còn là một câu hỏi.