Một nhà khoa học có tên là Ed Yong đã trao đổi với tạp chí News Scientist về một quan niệm sai lầm khá phổ biến có liên quan tới gene.Gen MAOA là nguyên nhân của bạo lực? Câu chuyện bắt đầu từ hai thập niên trước, khi một nhóm phụ nữ Hà Lan đặt ra một loạt các câu hỏi mà họ chẳng thể tìm được câu trả lời về nguyên nhân khiến những người đàn ông trong gia đình họ nối gót nhau phạm tội. Tại sao những đứa con trai của họ lại không thể học giỏi được? Và tại sao những người đàn ông và những đứa con trai lại dễ bị kích động và phạm vào một loạt các tội danh nghiêm trọng như đốt phá, hãm hiếp và giết người? Nghi ngờ có yếu tố di truyền ảnh hưởng tới con cái của mình, người phụ nữ đó đã tìm tới nhà di truyền học Hans Brunner tại bệnh viện trực thuộc Đại học Nijmegen ở Hà Lan để tìm kiếm câu trả lời. Cuối cùng, tới năm 1993, ông đã tìm ra nguyên nhân, đó là do một biến thể của NST X không còn tồn tại nữa trong nam giới có tên gọi là monoamixe oxidase A hay còn được gọi tắt là MAOA. Tuy nhiên, việc công bố kết quả nghiên cứu trên sau khi thành công lại không khỏi khiến Brunner ngừng băn khoăn. Nếu được chứng minh, người ta sẽ nghĩ rằng gene MAOA là thứ chịu trách nhiệm cho mọi tội ác trong lịch sử của nhân loại chứ không phải là điều gì khác. Trong những năm tiếp theo, nhiều bằng chứng chắc chắn cũng đã được tìm thấy về mối liên hệ giữa MAOA và tính bạo lực. Sau đó, tới năm 2004, nhà báo Ann Gibbons đã kết thúc câu chuyện bí mật trên bằng một bài viết có tiêu đề là "Gene chiến binh". Bài báo và tên gọi đó đã thúc đẩy một quan niệm sai lầm rằng nhân cách của con người được tạo ra bởi sự di truyền. Để làm rõ được sự tương tác giữa gene và hành vi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của ngành sinh học. Thành tựu giải mã được bộ gene người của một thập niên trước đã xua tan đi mọi ảo tưởng rằng, hiểu được toàn bộ mã di truyền thì chúng ta có thể hiểu rõ được bản chất con người; thay vào đó, nó chứng minh một sự thật rằng con người có ít gene hơn cả mức chúng ta tưởng.
|
Di truyền học không phải là nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội |
Nhưng ngay cả việc để lý giải được rằng tại sao chúng ta lại có ngoại hình khác nhau đã là một công việc quá sức tưởng tượng chứ chưa nói tới sự khác biệt về nhân cách.4 bài học để giải mã quan niệm sai lầm Gene đơn thuần được tạo nên bởi các protein. Bởi vậy, nhà di truyền học đã tự đặt câu hỏi rằng làm thế nào và tại sao chúng lại ảnh hưởng tới hành vi của con người? Rõ ràng, điều này phải có liên quan tới một mối quan hệ phức tạp giữa gene và môi trường. Và qua nhiều năm nghiên cứu, Brunner đã chỉ ra 4 bài học để giải mã quan niệm sai lầm trên. Thứ nhất: Cái gọi là “gene chiến binh” thực chất chỉ là một bộ phận thu rác phân tử. Nó mã hóa một protein hỏng có tác dụng tăng hoặc giảm các chất dẫn truyền thần kinh gây ra tâm trạng và hành vi bất thường. Gene này có một vài loại và phân biệt với nhau về các cấp hoạt động của chúng. Các gene hoạt động cấp thấp được gọi là biến thể MAOA-L do tạo ra ít protein hơn và một biến thể khá phổ biến là MAOA-H. MAOA-L được cho là đối tượng chính có liên quan tới bạo lực và sự kích động. Năm ngoái, nhà nghiên cứu Kevin Beaver của Đại học Florida, Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu rằng, những cậu bé mang trong mình MAOA-L có nhiều khả năng gia nhập các băng nhóm tội phạm và có nguy cơ cao hơn gấp 4 lần người thường về khả năng sử dụng vũ khí gây bạo lực. Loại gene MAOA này còn có khả năng di truyền. Ông cũng tuyên bố rằng “văn hóa băng đảng có thể là do gene chiến binh” chi phối và rằng “những cậu bé mang gene này có khả năng gây nguy hiểm, bạo lực và sử dụng vũ khí”. Nhưng đó không phải là một kết luận hoàn toàn chắc chắn. MAOA-L thực sự rất phổ biến. Một phần ba người da trắng đều được tìm thấy mang loại gene này và hầu hết trong số họ không có mối liên hệ nào với các băng đảng bạo lực. Bên cạnh đó, côn đồ không phải là hành vi duy nhất có liên quan tới MAOA-L. MAOA-H được cho là có liên quan tới sự rủi ro về tài chính như chơi sổ xố và không mua bảo hiểm. Loại biến thể hoạt động cấp thấp này còn có liên quan tới nhiều biểu hiện khác của con người như trầm cảm, lo âu, chán ăn, tâm thần phân liệt, bệnh cờ bạc, hút thuốc và nghiện rượu hay bệnh gút. Mặc dù MAOA có ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta nhưng nó không phải có thể tự ý hoạt động mà nằm trong chuỗi liên kết với những gene hiếm khác như MAOB và COMT. Chúng cộng hưởng với nhau gây ảnh hưởng tới việc tạo ra, sử dụng và phân tích dẫn truyền thần kinh. Có nhiều khả năng những loại gene này làm việc cùng nhau để ảnh hưởng tới hành vi của con người. Điển hình như kết quả nghiên cứu của Brunner cho thấy, những người phụ nữ mang MAOA-L có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm khi mang thai chỉ khi họ có một phiên bản hoạt động cấp thấp của gene COMT. Thứ hai: Gene MAOA-L không phải là gene quy định tính cách bạo lực. Thay vào đó, nó là một gene bình thường, chỉ bắt đầu hoạt động tích cực trong những hoàn cảnh nhất định. Brunner tin rằng những người đàn ông trong gia đình người Hà Lan nọ đã trở nên hung dữ khi họ sợ hãi, thất vọng hay tức giận hoặc gặp phải mối đe dọa hay thách thức mà người khác đem lại cho họ chứ không phải đó là bản chất mà họ được di truyền. Trong kết quả công trình nghiên cứu của Avshalom Terrie và Moffitt Caspi thuộc Đại học Duke, North Carolina (Mỹ) công bố năm 2002 đã chỉ rõ, gene không phải là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới hành vi tàn nhẫn của con người. Hai nhà nghiên cứu đã lấy mẫu của 442 nam giới tại New Zealand và theo dõi họ từ lúc sinh ra (năm 1926). Kết quả cho thấy, nhóm này có biểu hiện phát triển chứng rối loạn hành vi, chống đối lại xã hội và bạo lực khi họ bị đối xử bất công hoặc bị lạm dụng lúc nhỏ. Họ kết luận rằng, “gene chiến binh chỉ là sự ảnh hưởng tới sự nhạy cảm của trẻ thơ và làm tổn thương tâm lý của chúng. Thứ ba: Trong đại hội Quốc tế lần thứ 11 về Di truyền học ở người tổ chức tại Australia năm 2006, Rod Lea của Trung tâm Khoa học Kenepuru, Roirua, New Zealand đã công bố công trình nghiên cứu của mình cho rằng, MAOA chính là một “kiến trúc sư” của sự xâm lược. Nó được định hình bởi chọn lọc tự nhiên và MAOA-L đã tạo lên những tên thực dân Maori mà không hề đề cập tới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Ngay sau đó, giới truyền thông đã dựng lên những câu chuyện kết nối cái gọi là “gene chiến binh” với nhóm người trong lịch sử được xem là những chiến binh đáng sợ và những người có xu hướng liên quan tới bạo lực gia đình ngày nay. Tuy nhiên, sau đó công bố trên bị bác bỏ bởi các nhà khoa học khác đã chứng minh rằng các nghiên cứu về mối liên hệ giữa MAOA-L với bạo lực chỉ được thực hiện trên người da trắng, chứ chưa hề được Lea tiến hành trên những người Maoris. Và càng không thể chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu trên người da trắng mà khẳng định chắc chắn rằng tất cả những người đàn ông châu Phi, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có khuynh hướng bạo lực cao gấp 2 lần như người da trắng. Thưc tế, một trong số các chương trình nghiên cứu được tiến hành trên những người da màu ở Mỹ lại không mang cho thấy mối liên hệ như ở người da trắng. Thứ tư: MAOA đã được các phương tiện truyền thông sử dụng để tuyên truyền, lên án một chủng tộc hay được vin cớ để làm căn cứ khoan hồng cho bản án phạm tội của một cá nhân nào đó. Trong tháng mười một 2009, Abdelmalek Bayout, một di dân Angieri sống tại Ý, đã bị kết án 9 năm tù vì giết một người đàn ông tên là Walter Perez, người đã chế giễu anh ta đeo kính không hợp thời. Nhưng luật sư đã kháng cáo giảm án cho Bayout vì căn cứ di truyền rằng Bayout có sở hữu gene MAOA, loại gene quy định hành vi bạo lực và phạm tội chứ không phải do bản thân Bayout muốn giết người. Đó là trường hợp đầu tiên di truyền học hành vi đã ảnh hưởng tới một phán quyết của tòa án châu Âu. Nếu thực sự tính bạo lực được gói gọn trong ADN của một ai đó thì pháp luật sẽ chẳng còn tác dụng và khó có thể phán tội. Giáo sư Nita Farahany từ Đại học Vanderbilt, Nashville, Tennessee, Mỹ cũng tin rằng: Di truyền học hành vi không bao giờ nên sử dụng để xác định xem bị cáo nào đó có vô tội hay không. Câu chuyện về MAOA cho tới ngày nay vẫn chưa hề ngừng gây tranh cãi. Nhưng nó đã cho mọi người thấy 4 góc cạnh khác nhau nhìn từ góc độ di truyền học hành vi để mọi người có định hướng rõ ràng trong việc nhận thức nhân cách và hành vi của mỗi người. Ví dụ: cơ quan kiểm soát việc nhận con nuôi có thể đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của những gia đình có gene MAOA-L đặc biệt ổn định, có biện pháp phục hồi nhân phẩm phù hợp cho những người phạm tội dựa trên kết quả kiểm tra di truyền của họ… Đối với Yong, bài học lớn nhất từ các công trình nghiên cứu gene MAOA là biết cách để chọn lựa lối sống cho phù hợp với tính chất di truyền học của mỗi người.
Theo Nguyễn Hường
Bee
Bee