Tổ chức “Ngày pháp luật về biển, đảo”

(PLO) - Hoạt động này vừa được Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức với sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ tư pháp tại các cấp cơ sở và các đơn vị trực thuộc. 
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Với chủ đề pháp luật về biển đảo, các học viên tham dự “Ngày pháp luật” đã có dịp hiểu rõ hơn về lịch sử, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời nắm vững những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển đảo... 
Theo Trung tá Nguyễn Hữu Tuyến - Phòng Tuyên truyền, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô: Luật Biển Việt Nam đã quy định Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. 
Theo đó, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước tiên phải dựa trên cơ sở sức mạnh bên trong – sức mạnh toàn dân, gồm sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước, trong đó lấy lực lượng quân sự làm nòng cốt. 
Cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự đồng thuận và phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đó là Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử, phù hợp Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) về chủ quyền biển, đảo. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Ngoài ra, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cũng cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên toàn thế giới.

Đọc thêm