Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Ban Ki-moon kể từ khi nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc năm 2007.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28 - 30/10/2010.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới cơ bản ổn định, các nước tăng cường hợp tác trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế thế giới có những bước phục hồi quan trọng; các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai ... tiếp tục nhận được sự quan tâm giải quyết của cộng đồng quốc tế.
Quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và lãnh đạo Liên Hợp Quốc thường xuyên có các cuộc tiếp xúc nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác.
Liên Hợp Quốc tiếp tục triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, giáo dục, nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam có nhiều đóng góp thiết thực vào hoạt động của Liên Hợp Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt đã đảm nhiệm thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009.
Việt Nam cũng được coi là hình mẫu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), và là nước đi đầu thực hiện Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường hiệu quả hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung.
|
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhân dịp dự phiên họp của Liên Hợp Quốc tháng 9/2009 |
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới cơ bản ổn định, các nước tăng cường hợp tác trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế thế giới có những bước phục hồi quan trọng; các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai ... tiếp tục nhận được sự quan tâm giải quyết của cộng đồng quốc tế.
Quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và lãnh đạo Liên Hợp Quốc thường xuyên có các cuộc tiếp xúc nhằm trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác.
Liên Hợp Quốc tiếp tục triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, giáo dục, nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam có nhiều đóng góp thiết thực vào hoạt động của Liên Hợp Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt đã đảm nhiệm thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009.
Việt Nam cũng được coi là hình mẫu trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), và là nước đi đầu thực hiện Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường hiệu quả hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung.
Theo website Chính phủ