|
Mùa vàng trên ruộng bậc thang tại xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải. |
Một sản phẩm du lịch đang được Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ khảo sát, mở rộng để phát triển mạnh trong thời gian tới là tuyến du lịch khám phá, thăm di sản ruộng bậc thang dọc tuyến đường 32 từ Phú Thọ-Nghĩa Lộ-Mù Cang Chải (Yên Bái)-Sa Pa (Lào Cai)-Nguyên Dương (Trung Quốc).
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, ông Trần Hữu Sơn cho biết tuyến du lịch này được thiết lập chính là sự kết nối di sản ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) được công nhận là di sản văn hóa quốc gia năm 2007; tiếp đó là ruộng bậc thang ở Sa Pa (Lào Cai) và kết thúc ở thung lũng ruộng bậc thang Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Trong số này ruộng bậc thang Sa Pa của Lào Cai và Nguyên Dương (Trung Quốc) nằm trong số bảy ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất thế giới do tạo chí du lịch Travel and Leisure (Hoa Kỳ) bầu chọn.
Cùng là ruộng bậc thang song ba di sản này lại có nhiều điểm khác biệt. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải là của người Mông vùng cao. Ruộng ở đây thường ngoằn nghèo, nằm ôm nhau thoai thoải từ trên xuống
Vào tháng Năm và tháng Mười dương lịch hàng năm Mù Cang Chải vào vụ gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn đồi vàng rực lúa chín, thưởng thức những món ăn đặc sản gắn với cư dân vùng cao như thịt lợn gác bếp rán, cơm lúa mới, cơm lam nếp Mường Tú Lệ, gà đen, lợn đeo gông...
Sang tới Sa Pa thì ruộng bậc thang là của người người Dáy, Dao, Tày. Ruộng của người Dáy, dựa nhiều vào nguồn nước, ruộng tương đối bằng phẳng gần như là ruộng nước của cư dân vùng cao. Nhưng ruộng bậc thang của người Dao thì cao hơn một chút, cũng tương đối bằng phẳng nhưng lại ở ven suối.
Còn ở Nguyên Dương, ruộng bậc gắn liền với cuộc sống của người Hà Nhì, gắn liền với rừng, tất cả ruộng bậc thang đều xen kẽ với rừng, gần như là bám lấy rừng, rừng bao bọc lấy ruộng bậc thang.
Đây là một tour du lịch lý thú song do thời gian di chuyển khá dài, qua hai nước nên sản phẩm này chủ yếu hướng tới khách du lịch châu Âu và người Việt Nam thích du lịch khám phá.
Hiện đã có làng văn hóa du lịch gắn với ruộng bậc thang được xây dựng trong hành trình khám khá di sản trên tuyến 32 này đó là làng Tả Van và Lao Chải. Điều đặc biệt là tại bản Lao Chải, một cô gái hướng dẫn viên du lịch Tẩn Thị Su đã xây dựng nhà của người Mông làm nơi đón khách dừng chân, bán sản phẩm thủ công do chính tay người Mông làm ra. Bản này thu hút rất đông du khách nước ngoài tới tham quan.
Tại Nguyên Dương, Trung Quốc tuy số lượng khách du lịch chưa nhiều như Sa Pa, nhưng nơi đây được đầu tư, tôn tạo kỹ lưỡng để làm du lịch cộng đồng. Việc đầu tư đều được người dân hưởng ứng, các doanh nghiệp du lịch đều sắp xếp, bố trí những điểm dừng chân thích hợp để du khách thưởng thức, chiêm ngưỡng ruộng bậc thang kỳ vĩ.
Lào Cai đã đề xuất Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận ruộng bậc thang ở Sa Pa là di sản thế giới cùng với bãi đá cổ Mường Hoa (đã được công nhận di sản quốc gia) và vườn quốc gia Hoàng Liên (đã được công nhận là di sản ASEAN) là cụm di sản văn hóa thế giới.
Trong số này ruộng bậc thang Sa Pa của Lào Cai và Nguyên Dương (Trung Quốc) nằm trong số bảy ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất thế giới do tạo chí du lịch Travel and Leisure (Hoa Kỳ) bầu chọn.
Cùng là ruộng bậc thang song ba di sản này lại có nhiều điểm khác biệt. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải là của người Mông vùng cao. Ruộng ở đây thường ngoằn nghèo, nằm ôm nhau thoai thoải từ trên xuống
Vào tháng Năm và tháng Mười dương lịch hàng năm Mù Cang Chải vào vụ gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn đồi vàng rực lúa chín, thưởng thức những món ăn đặc sản gắn với cư dân vùng cao như thịt lợn gác bếp rán, cơm lúa mới, cơm lam nếp Mường Tú Lệ, gà đen, lợn đeo gông...
Sang tới Sa Pa thì ruộng bậc thang là của người người Dáy, Dao, Tày. Ruộng của người Dáy, dựa nhiều vào nguồn nước, ruộng tương đối bằng phẳng gần như là ruộng nước của cư dân vùng cao. Nhưng ruộng bậc thang của người Dao thì cao hơn một chút, cũng tương đối bằng phẳng nhưng lại ở ven suối.
Còn ở Nguyên Dương, ruộng bậc gắn liền với cuộc sống của người Hà Nhì, gắn liền với rừng, tất cả ruộng bậc thang đều xen kẽ với rừng, gần như là bám lấy rừng, rừng bao bọc lấy ruộng bậc thang.
Đây là một tour du lịch lý thú song do thời gian di chuyển khá dài, qua hai nước nên sản phẩm này chủ yếu hướng tới khách du lịch châu Âu và người Việt Nam thích du lịch khám phá.
Hiện đã có làng văn hóa du lịch gắn với ruộng bậc thang được xây dựng trong hành trình khám khá di sản trên tuyến 32 này đó là làng Tả Van và Lao Chải. Điều đặc biệt là tại bản Lao Chải, một cô gái hướng dẫn viên du lịch Tẩn Thị Su đã xây dựng nhà của người Mông làm nơi đón khách dừng chân, bán sản phẩm thủ công do chính tay người Mông làm ra. Bản này thu hút rất đông du khách nước ngoài tới tham quan.
Tại Nguyên Dương, Trung Quốc tuy số lượng khách du lịch chưa nhiều như Sa Pa, nhưng nơi đây được đầu tư, tôn tạo kỹ lưỡng để làm du lịch cộng đồng. Việc đầu tư đều được người dân hưởng ứng, các doanh nghiệp du lịch đều sắp xếp, bố trí những điểm dừng chân thích hợp để du khách thưởng thức, chiêm ngưỡng ruộng bậc thang kỳ vĩ.
Lào Cai đã đề xuất Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận ruộng bậc thang ở Sa Pa là di sản thế giới cùng với bãi đá cổ Mường Hoa (đã được công nhận di sản quốc gia) và vườn quốc gia Hoàng Liên (đã được công nhận là di sản ASEAN) là cụm di sản văn hóa thế giới.
Theo TTXVN/Vietnam+