TP. Bạc Liêu sớm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ chính trị, có vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập... Tuy nhiên, hiện nay tiến độ, phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố Bạc Liêu.

Đề ra nhiều giải pháp để phát triển du lịch

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022.

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022.

Thời gian qua, UBND TP Bạc Liêu đề ra các giải pháp nâng cấp, đầu tư phát triển du lịch nông gắn với xây dựng các tiêu chí NTM như: Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong không gian điểm du lịch, đồng thời vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; bố trí, xây dựng điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, đồ lưu niệm… đạt chất lượng phục vụ du khách.

Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu chia sẻ: “Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá nhưng phát triển du lịch của TP. Bạc Liêu vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế sẵn có; các loại hình dịch vụ, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, sức cạnh tranh thấp và thiếu những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng. Đặc biệt, hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tạo được tua, tuyến trong tỉnh và gắn kết thường xuyên với các trung tâm du lịch lớn của khu vực ĐBSCL và cả nước.

Hiện trên địa bàn TP. Bạc Liêu có nhiều loại hình du lịch đang phát triển như: Du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái… trong đó, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng là 02 loại hình du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới.

Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang tính đặc trưng

TP Bạc Liêu tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn II của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch.

TP Bạc Liêu tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn II của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch.

Theo kế hoạch, TP Bạc Liêu đã triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn I của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch với tổng số 1.110 gốc nhãn thuộc sở hữu của 48 hộ dân trên địa bàn xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu), với diện tích trên 50 ha. Điểm nổi bật ở nơi đây là những vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi,... Đồng thời, thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 02 của Đề án bảo tồn nhãn cổ để đẩy mạnh công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng với trọng tâm là vừa tham quan trải nghiệm vườn nhãn cổ, vừa thưởng thức nhãn, thưởng thức các loại hình văn hóa, ẩm thực của các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Cùng với đó, bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, nâng cấp các CLB đờn ca tài tử; bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn, khai thác thế mạnh truyền thông lên các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook,… đặc biệt, thực hiện đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí…

Bà Đỗ Ái Lam – Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu.

Bà Đỗ Ái Lam – Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu.

Bà Đỗ Ái Lam cho biết: “Thời gian tới, TP Bạc Liêu chủ động phối hợp các ngành có liên quan mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về du lịch nông thôn cho các hộ kinh doanh, hộ làm du lịch nông thôn để có thêm kiến thức phục vụ tốt hơn cho khách du lịch đến TP Bạc Liêu; tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn, phối hợp liên ngành, hợp tác các huyện bạn lân cận về phát triển du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đột phá từ du lịch nông nghiệp

Do vậy, để TP Bạc Liêu phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới thời gian tới, ngành quản lý và các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng cho phát triển du lịch. Đặc biệt là đối với nông dân, phải giúp họ thay đổi nhận thức, tư duy, chuyển từ tập quán sản xuất truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm…

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm…

“Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV gắn với chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hằng năm của từng cơ quan, đơn vị,…đẩy mạnh phát triển du lịch. Đồng thời, gắn việc thực hiện Đề án chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các chiến lược và kế hoạch khác, nhất là chính sách tín dụng đầu tư cho những mô hình, dự án làm du lịch nông nghiệp." - phương hướng phát triển du lịch của địa phương nêu rõ.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước.

"Bạc Liêu cũng cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các Công ty lữ hành, các tổ chức hoạt động du lịch xây dựng các tua, tuyến mang tính liên vùng và xây dựng các trạm nghỉ dưỡng, các điểm vui chơi giải trí gắn với áp dụng chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, quản lý hiệu quả hoạt động dịch vụ và kinh doanh du lịch nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước” - Phó Chủ tịch TP Bạc Liêu cho biết thêm.

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022. Trong đó, khoảng 1,3 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú, tăng 44,4% so với năm 2022. Số lượt du khách đến tham quan đông đã thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển, với tổng doanh thu du lịch - dịch vụ là 3.600 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 56,5% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu khối nhà hàng - khách sạn đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tăng 68,4% so với năm 2022.

Đọc thêm