Theo đó, việc xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP Chính phủ; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và các quy định pháp luật khác có liên quan.
|
Giao thông, đô thị là một trong những lĩnh vực nóng, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Ảnh: Hoàng Thịnh |
Trọng tâm Kế hoạch là xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các lĩnh vực, các khâu, các công việc dễ có tiêu cực; cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các lĩnh vực có cơ chế xin - cho như: lĩnh vực đầu tư xây dựng, cấp phép đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đất đai, giao thông, y tế, tổ chức, cán bộ, quản lý nhà nước về thuế, tài chính ngân sách; đầu tư công; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; mua sắm tài sản; cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Giấy phép khai thác khoáng sản; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị trực tiếp tiếp xúc giải quyết các vụ việc của người dân và doanh nghiệp.
Theo Kế hoạch, trong số gần 30 đơn vị, Thành phố sẽ chọn ra khoảng một số cán bộ ngẫu nhiên để xác minh, tương ứng tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh tài sản, thu nhập hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Việc xác minh phải đảm bảo chế độ mật đối với thông tin thu thập được; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người được xác minh.
Các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND Thành phố, UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp với các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; triển khai thực hiện theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của pháp luật.