Trái cây nhập luôn được để trên cao, trong tủ mát, được bọc lại còn trái cây nội, dù là loại ngon thì cũng đổ đống trên các tấm bạt, xô bồ trong giỏ tre...
Theo số liệu từ sở Công thương TP.HCM, lượng trái cây về ba chợ đầu mối Tam Bình, Bình Điền, Hóc Môn 6 tháng đầu năm nay là 418.772 tấn (1.326 tấn/ngày). Trong số này, lượng trái cây ngoại, hầu hết xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm chừng 30%.
Đáng chú ý là trái cây nội về chợ càng nhiều thì giá càng rẻ, hàng bị hư hỏng và bán xô giảm giá càng nhiều. Quan sát từ cửa hàng, sạp, chợ đến siêu thị, chúng tôi nhận thấy dường như có sự phân biệt đối xử: trái cây nhập luôn được để trên cao, trong tủ mát, hoặc bọc từng quả trong giấy hoặc lớp lưới nhựa và xếp ngay ngắn. Còn trái cây nội, dù là loại ngon, giá cao như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn thì đổ đống trên các tấm bạt, xô bồ trong giỏ tre. Bao bọc cho từng quả chỉ có lớp lá tươi, lót mỏng ở đáy giỏ đựng hay lớp giấy báo đậy sơ sài trên bề mặt.
Theo số liệu từ sở Công thương TP.HCM, lượng trái cây về ba chợ đầu mối Tam Bình, Bình Điền, Hóc Môn 6 tháng đầu năm nay là 418.772 tấn (1.326 tấn/ngày). Trong số này, lượng trái cây ngoại, hầu hết xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm chừng 30%.
Đáng chú ý là trái cây nội về chợ càng nhiều thì giá càng rẻ, hàng bị hư hỏng và bán xô giảm giá càng nhiều. Quan sát từ cửa hàng, sạp, chợ đến siêu thị, chúng tôi nhận thấy dường như có sự phân biệt đối xử: trái cây nhập luôn được để trên cao, trong tủ mát, hoặc bọc từng quả trong giấy hoặc lớp lưới nhựa và xếp ngay ngắn. Còn trái cây nội, dù là loại ngon, giá cao như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn thì đổ đống trên các tấm bạt, xô bồ trong giỏ tre. Bao bọc cho từng quả chỉ có lớp lá tươi, lót mỏng ở đáy giỏ đựng hay lớp giấy báo đậy sơ sài trên bề mặt.
Trái cây ngoại: nâng như nâng trứng Anh Hải, một thương lái chuyên kinh doanh trái cây Trung Quốc ở chợ Tam Bình cho biết, cánh lái như anh thường mua “hàng xô” của thương nhân Trung Quốc, sau đó thuê công nhân “tút” lại rồi đóng vào thùng xốp, dán nhãn chở đi tiêu thụ. Theo anh Hải, trái cây Trung Quốc bảo quản lạnh ngay từ khi nông dân hái trên cây xuống và trong suốt chặng đường từ nhà vườn đến cửa khẩu, tới các chợ đầu mối. Nếu có dịp đến chợ đầu mối nông sản Tam Bình vào ban đêm, sẽ thấy trái cây Trung Quốc được “ngủ” trong xe container lạnh. Sau mỗi phiên chợ đêm, nếu bán không hết, trái cây lại tiếp tục “ngủ” máy lạnh, hôm sau thương lái đem ra bán tiếp. Cách thức trữ lạnh như vậy là điều kiện bắt buộc trong quá trình bảo quản trái cây tươi, giúp duy trì thời gian sử dụng lâu hơn, giảm tỷ lệ trái khô héo, hư thối. Anh Lý, thương lái chuyên bán hàng trái cây Trung Quốc cũng chia sẻ: khâu bảo quản được nông dân ý thức ngay từ lúc trái còn trên cây. Họ dùng bọc xốp bọc từng quả, khi hái xuống thì nâng niu, đóng ngay vào các thùng xốp chứ không cho tiếp xúc đất. “Tôi mua bán trái cây ngoại cả chục năm nay, nhưng rất ít khi phát hiện trong thùng táo, lê có trái dập, hư thối”, anh Lý khẳng định.Hàng nội: bao giờ mới được trau chuốt? Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark cho biết, trái cây ngoại do đã trữ lạnh ngay từ đầu, nên đem bán lẻ cũng cần giữ lạnh để không bị hư; còn trái cây nội thì do mới hái nên khỏi cần bảo quản lạnh. Nhưng quan trọng hơn, theo bà Trang, đó là nếu bảo quản lạnh, chi phí sẽ tăng cao, trái cây nội khó cạnh tranh với hàng ngoại. Hơn nữa, chu kỳ nhập hàng diễn ra mỗi ngày, nên trái cây nội luôn tươi mới mà không cần “ngủ” lạnh. Tuy nhiên, nếu nhìn từ chợ đầu mối Tam Bình thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Trái cây nội thường được nhà buôn xếp đầy trong các cần xé, giỏ tre, không có bao bọc và được chở bằng xe tải không được sạch, kín. Lên đến chợ, các cần xé này còn bị kéo lê thê dưới đất. Vì vậy, sau mỗi phiên chợ, công nhân quét dọn khá vất vả để dọn hàng đống trái cây hư hỏng bị loại. Chính tiểu thương ở đây cho biết, tùy theo thời tiết, đường sá mà lượng trái cây bị loại có khi lên đến 20 - 30% mỗi đợt hàng. Gần 10 năm trước, việc xây kho lạnh để bảo quản trái cây và ứng dụng phương pháp mới trong thu hoạch trái cây từng được bàn đến. Chợ đầu mối nông sản ở Tiền Giang là trung tâm giao dịch các loại trái cây lớn nhất miền Tây, có kho lạnh trữ hàng nhưng khánh thành xong thì bỏ hoang. Tuy nhiên, khác với vài năm trước, nay thị trường tiêu thụ trái cây thay đổi rất rõ, hình thành nhóm khách hàng yêu cầu cao hơn về chất lượng, mẫu mã, độ đồng đều sản phẩm và họ chấp nhận trả tiền đắt hơn. Vì vậy, sự trau chuốt là cần thiết nếu muốn nâng cao giá trị, nhưng trái cây Việt Nam chưa đáp ứng điều này.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị