Trước đó, Tuấn được tòa hai cấp tuyên không phạm tội "Hiếp dâm trẻ em".
Tại phiên sơ thẩm lần 1, tháng 4/2015, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt Tuấn 8 năm tù về tội danh trên. Sau đó, bị cáo đã làm đơn kháng cáo kêu oan.
Ngày 6/12/2016, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa, tuyên hủy bản án sơ thẩm, đề nghị điều tra xét xử lại.
Tháng 9/2017, tại phiên sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Tây Ninh tuyên Đặng Thanh Tuấn không phạm tội hiếp dâm trẻ em và trả tự do ngay tại tòa. Không đồng tình với bản án, VKSND tỉnh Tây Ninh kháng nghị lại bản án và gia đình bị hại cũng làm đơn kháng cáo.
|
Đặng Thanh Tuấn và luật sưcủaphiên phúc thẩm lần 2 |
Đến tháng 7/2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM bác kháng nghị của VKS, bác kháng cáo của đại diện bị hại, tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Tuấn.
Không đồng tình, tháng 7/2019, VKSND Tối cao ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, để điều tra, xét xử lại.
Rắc rối xác định độ tuổi của nạn nhân
Theo điều tra, sau một thời gian quen biết và nảy sinh tình cảm, Tuấn nhiều lần chở N. đi chơi và có quan hệ với nhau 5 lần. Phát hiện sự việc, gia đình N. tố cáo với cơ quan chức năng.
Tại phiên sơ thẩm lần 2, đại diện VKS tại tòa bảo lưu quan điểm và đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo 8 - 10 năm tù.
Theo bản án phúc thẩm, Tuấn với em N. ở gần nhà nhau có nảy sinh tình cảm. Tháng 7/2015, cả hai hẹn nhau vào nhà nghỉ rồi làm chuyện người lớn (thời điểm này Tuấn mới 15 tuổi).
Ngày 9/11/2015, gia đình em N. phát hiện sự việc và tố cáo ra công an. Tính từ lần quan hệ đầu tiên tới ngày 7/11/2015, Tuấn đã 6 lần quan hệ với em N. Tuấn bị khởi tố, truy tố về tội hiếp dâm trẻ em.
Theo hồ sơ, Tuấn sinh ngày 25/5/1999, nên tính đến ngày phạm tội (26/6/2015) là đủ 16 tuổi. Bị hại là bé N. theo giấy khai sinh là ngày 2/10/2002, tính đến thời điểm bị hại thì bé N. được 12 tuổi 9 tháng 19 ngày.
Theo quy định, nếu bị hại chưa đủ 13 tuổi thì Tuấn sẽ phạm tội hiếp dâm trẻ em như cáo trạng quy kết.
Nếu bị hại đã đủ 13 tuổi thì bị cáo Tuấn không phạm tội trên và không phạm tội giao cấu với trẻ em, bởi chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là người đã thành niên, trong khi Tuấn cũng chỉ mới vừa qua tuổi 16.
Đáng nói, trong vụ án này, giấy tờ hộ tịch, lời khai của bị hại và những người liên quan không thống nhất về độ tuổi của bị hại. Chính vì thế, luật sư bào chữa cho bị cáo Tuấn đã đề nghị cơ quan điều tra cho giám định để xác định độ tuổi của bị hại nhưng không được thực hiện.
Căn cứ để xác định độ tuổi của bị hại là giấy khai sinh của bé N. Tuy nhiên, khai sinh này lại được làm trễ hạn đến 5 năm (tức năm 2007 em N. mới được cấp giấy khai sinh)
Trong khi đó, hồ sơ thể hiện N. cũng không có giấy chứng sinh của cơ sở y tế cũng như giấy xác nhận của người làm chứng ở thời điểm bé N. được sinh ra.
Các bút lục, lời khai của ông ngoại và mẹ bé N. cùng những người biết việc bé N. được sinh ra cũng có mâu thuẫn trong xác định thời điểm sinh.
Tại phiên xét xử, HĐXX nhận định căn cứ vào tài liệu hồ sơ vụ án và theo hướng dẫn cách tính tuổi theo Thông tư liên tịch giữa các ngành thì xác định ngày giao cấu đầu tiên nạn nhân đã 13 tuổi 3 tháng 3 ngày.
Vì vậy, Tuấn không phạm tội hiếp dâm trẻ em và lúc này Tuấn mới hơn 16 tuổi, hai bên quan hệ tự nguyện nên cũng không phạm tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 BLHS (tội giao cấu với trẻ em chủ thể phải là người đã thành niên trong khi lúc quan hệ thì Tuấn chưa thành niên).
Đặc biệt, trong phiên phúc thẩm lần 1, HĐXX đã phát hiện, lúc sinh nạn nhân N, người mẹ chưa tới 13 tuổi (người mẹ SN 1989). Từ đó bản án đề nghị điều tra cha của N. để xem xét xử lý hình sự người này.
Quá trình điều tra lại, cơ quan công an làm rõ: Người mẹ khai cha của nạn nhân là N.T.P (SN 1979, ngụ huyện Hòa Thành, Tây Ninh).
Ông P. xác định có quen biết tình cảm và quan hệ với mẹ N, nhưng không nhớ thời gian cụ thể, năm quan hệ tình dục, năm mẹ nạn nhân mang thai.
Theo CQĐT, ông P. đã có hành vi quan hệ và sinh ra N. khi mẹ nạn nhân chưa đủ 13 tuổi, dù quan hệ là đồng thuận nhưng hành vi của ông P. có dấu hiệu phạm tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 112 BLHS, là loại tội phạm nghiêm trọng và còn hiệu lực truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, CQĐT không truy cứu ông P. vì “không còn gây nguy hiểm cho xã hội” và mẹ nạn nhân cũng có đơn xin không yêu cầu xử lý hình sự với P.