Năm 2021, ông Nguyễn Văn Mỹ được nhân dân khu 4 tín nhiệm tiến cử bầu làm chủ tế của đình làng Bộ Đầu để tổ chức các nghi lễ theo truyền thồng đã duy trì trong nhiều năm qua. Đây được xem là niềm vinh dự cũng như là trọng trách lớn lao của ông cũng như gia đình đối với dân làng.
Tuy nhiên, đây là năm thứ 2 lễ hội chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không tổ chức phần hội, song phần lễ vẫn được tổ chức với nghi thức trang nghiêm đúng nghi lễ tục lệ.
Được biết, ngày 22/11/1994, di tích lịch sử đình làng Bộ Đầu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ đó đến nay, trải qua 27 năm, nhân dân làng Bộ Đầu đã duy trì phong tục lễ hội hằng năm. Ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch tổ chức lễ đón chủ tế ra đình để tế lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho dân làng mãi được bình an thịnh vượng.
Lễ hội đã ghi dấu bao niềm vui, cảm xúc và kỷ niệm đẹp về sự gắn bó, về tình thân, tinh thần đoàn kết nhân dân trong khu về lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc của các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn cùng nhau có trách nhiệm bảo vệ xây dựng, giữ gìn khi di tích đình làng Bộ Đầu mà ông cha và các dòng tộc nhân dân ta qua nhiều thế hệ xây dựng vun đắp nên.
Khu Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Bộ Đầu thuộc thôn Bộ Đầu, xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; Đình được xây dựng vào năm 1843 dưới triều nhà Nguyễn niên hiệu Minh Mệnh, Đình là nơi thờ tự 5 vị Đại Vương đã có công giúp Vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc trong buổi đầu dựng nước. Đình đã được các thế hệ nhân dân thôn Bộ Đầu bảo vệ, giữ gìn và thờ phụng.
Nói về mặt kiến trúc, Đình được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh với 2 tòa đại đình và hậu cung, Đình được đặt ở một địa thế đẹp, thuật phong thủy đã được áp dụng triệt để với việc tạo dựng ngôi Đình. Đề tài phản ánh nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian của nhân dân ta. Đến nay, Đình vẫn giữ được dáng vẻ chắc khỏe, uy nghiêm, đồ sộ, vẫn giữ nguyên được nét ban sơ cổ kính nổi bật giữa làng quê. Nhiều hiện vật trong đình như: Ngai thờ, bện thờ, cỗ kiệu… vẫn được lưu giữ.
Trải qua thời gian dài gần 200 năm, cùng với sự tác động của thiên nhiên có một số hạng mục của Đình đã xuống cấp, được sự nhất trí của các cấp có thẩm quyền, cán bộ nhân dân cùng con em xa quê và sự hảo tâm củ quý khách thập phương đã công đức ủng hộ để xây dưng trùng tu tôn tạo, khu di tích đã khởi công ngày 08/ 10/ 2009 và hoàn thành vào ngày 23/10/2010.
Thông qua việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, đồng thời tuyên truyền và giáo dục các tầng lớp Nhân dân về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn và trong sâu thẳm tâm hồn người Việt, những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình luôn thật thân quen, gần gũi, thiêng liêng và bình dị.