Tranh cướp mua đất Ba Vì: Cẩn thận đòn "thổi" giá

Do có thông tin dư luận cho rằng, trung tâm hành chính quốc gia (TTHCQG) sẽ nằm ở chân núi Ba Vì, tức là đặt tại khu vực thuộc xã Yên Bài, huyện Ba Vì, đã khiến giá đất ở xã Yên Bài và một số xã lân cận thuộc thị xã Sơn Tây tăng một cách khủng khiếp.
Do có thông tin dư luận cho rằng, trung tâm hành chính quốc gia (TTHCQG) sẽ nằm ở chân núi Ba Vì, tức là đặt tại khu vực thuộc xã Yên Bài, huyện Ba Vì, đã khiến giá đất ở xã Yên Bài và một số xã lân cận thuộc thị xã Sơn Tây tăng một cách khủng khiếp. >> Trong thế giới của “cò” buôn đất Ba Vì Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà quản lý đất đai thì đây thực chất chỉ là chiêu tung tin đồn nhằm thổi giá đất lên cao hơn so với thực tế của một số nhà đầu cơ đất."Thừa tiền thì cứ đầu tư" Theo ông Đào Trung Chính, Phó tổng Cục trưởng Cục quản lý đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, giá đất Ba Vì (Hà Nội) “sốt” như thời gian vừa qua chưa chắc đã là sốt thật. Đến nay chưa có con số nào thống kê chính xác diện tích đất đã mua và bán tại đây. Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt và nó chịu ảnh hưởng của quy hoạch, có quy hoạch nó sẽ tăng giá. Mặt khác vì đất đai có tính khan hiếm và nhiều người cùng đổ xô vào mua nên khi có tin đồn chuyển TTHCQG về đây thì ngay lập tức xảy ra tình trạng “sốt đất”.
Nhiều chuyên gia nhận định "sốt đất" ở Ba Vì chỉ là tin đồn
Thực tế, hiện nay việc có cái quy hoạch ấy hay không vẫn còn là vấn đề mở, chưa rõ ràng. Tổng quy hoạch Thủ đô thế nào vẫn chưa ai duyệt. Mặt khác, nếu thông tin ấy là thật thì sơ đồ quy hoạch cụ thể thế nào chắc chắn là chưa có.
"Nếu như chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân là vùng nào được quy hoạch và nêu  rõ đây mới chỉ là dự án chưa được thông qua nên việc có thực hiện hay không vẫn chưa khẳng định, thì chắc chắc nhiều nhà đầu tư sẽ không bị mắc lừa".
“Nếu mảnh đất được mua rơi vào đúng chỗ làm đường thì sẽ gây mức thiệt hại lớn cho nhà đầu tư vì thời điểm hiện tại giá mua đã rất cao, trong khi nếu Nhà nước bồi thường thì chắc chắn sẽ không có giá đó. Vì vậy, ai thừa tiền thì cứ đầu tư. Còn theo tôi, các nhà đầu tư không nên quá vội vàng mua đất”, ông Chính phân tích. Theo ông Chính, đây cũng có thể là chiêu tự tung tin và tạo cơn sốt của giới đầu cơ đất nhằm trục lợi. Hiện nay, điểm yếu của dân ta là chưa có kinh nghiệm đầu tư bất động sản, chủ yếu đầu tư  theo tính chất may rủi và “bầy đàn”, thấy người ta mua thì mình mua. Mặt khác, cũng có thể do chính những người có đất tự tung tin rồi hét giá lên nhằm tạo ra sốt ảo, còn thực hư việc mua bán đất này có thành công hay không thì không ai có thể biết được. Ông Chính cũng thừa nhận: “Đây cũng là một khó khăn trong thị trường nhà đất của ta vì việc mua bán chưa phải đăng ký và minh bạch nên người ta có thể mua hoặc chưa mua  nhưng vẫn cứ đưa vống lên là “sốt đất” vì không ai thống kê được số đất mua bán là bao nhiêu nếu họ mua theo kiểu trao tay”. Mặc dù tình trạng sốt đất do tin đồn ở nước ta đã xảy ra nhiều năm nay, nhưng theo ông Chính vẫn chưa có cách nào để khắc phục hữu hiệu. Ngoài những điểm yếu trong việc quản lý đất đai của Nhà nước thì tâm lý đầu tư kiểu “bầy đàn” của người dân cũng là sơ hở để giới đầu cơ trục lợi.“Sốt đất” do thiếu thông tin Còn theo ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm tin học, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ TNMT, việc để cho một số nhà đầu cơ lợi dụng thông tin quy hoạch để kiếm lợi bất chính cũng là lỗi của nhà quản lý khi chưa cung cấp đủ thông tin.
Ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm tin học, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường
“Nếu như chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân là vùng nào được quy hoạch và nêu  rõ đây mới chỉ là dự án chưa được thông qua nên việc có thực hiện hay không vẫn chưa khẳng định, thì chắc chắc nhiều nhà đầu tư sẽ không bị mắc lừa”, ông Đôi nhấn mạnh.
Một bài học về “sốt đất” được ông Đôi nhắc lại là cách đây 2 năm, có dư luận tung tin là vùng đất ven sông Hồng được Hàn Quốc đầu tư 7 tỷ đô la để quy hoạch lại, người dân cũng đổ xô đi mua đất với giá cao “ngất ngưởng” nhưng đến giờ thì thông tin về dự án vẫn “im hơi lặng tiếng”, còn nhiều nhà đầu tư thì đã mất một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, theo ông Đôi, cái khó của việc cung cấp thông tin là ở chỗ bị ràng buộc bởi quy định chỉ những thông tin nào đã được thông qua mới được đưa lên website, còn khi chưa chính thức không được đưa lên. Trong khi đó, thị trường bất động sản lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông tin. Do vậy, nhiều nhà đầu cơ đã lợi dụng kẽ hở này để tung tin đồn nhảm.
Theo Nguyễn Yến
Khoa học Đời sống online

Đọc thêm