“Trên bảo dưới không nghe”: Thiếu đâu bù đó chưa đủ

Ai cũng rõ “chuyện đó” là một phần không thể tách rời của chất lượng sống nhưng lại là điều khó nói của gần nửa tỉ người trên thế giới. Đáng nói là sẽ có thêm hội viên mới khi cuộc sống căng thẳng tiếp tay cho tình trạng “trên kêu gào khản cổ, dưới phớt tỉnh Ăng-lê!”.
Ai cũng rõ “chuyện đó” là một phần không thể tách rời của chất lượng sống nhưng lại là điều khó nói của gần nửa tỉ người trên thế giới. Đáng nói là sẽ có thêm hội viên mới khi cuộc sống căng thẳng tiếp tay cho tình trạng “trên kêu gào khản cổ, dưới phớt tỉnh Ăng-lê!”.

Đúng là hiện không thiếu thuốc cường dương nhưng tưởng có thuốc là xong thì nhầm. Nhiều kết quả khảo sát thống kê cho thấy tối thiểu phân nửa người đang dùng thuốc không hề hài lòng với tác dụng của thuốc dựa vào cơ chế bơm máu tại chỗ. Chẳng những thế, họ vừa dùng vừa lo vì nếu nơi đó xung huyết một cách ép buộc thì nơi khác (như vỏ não, thành tim) có thể thiếu máu bất cứ lúc nào!

Đã vậy, không dưới 3/4 nạn nhân của tình trạng “dưới không thèm nghe”, không ưa giãi bày tâm sự với thầy thuốc mà tự điều trị theo lời đồn hay quảng cáo. Đáng nói hơn nữa là không dưới 60% nạn nhân có khuynh hướng tìm thuốc nào có nội tiết tố nam tính vì tưởng rối loạn cương dương là do thiếu testosteron.

 Chữa các bệnh này không đến nơi đến chốn thì không chỉ liệt dương mà liệt thêm nhiều thứ (Ảnh minh họa)

Đúng là hàm lượng testosteron phải giảm dần theo tuổi đời với tiến độ không dưới 2% mỗi năm từ tuổi 30. Ai có cuộc sống càng căng thẳng, ít vận động, hút thuốc, nhậu nhẹt... càng mau thiếu hụt chất này. Nhưng nếu "trăm dâu đổ đầu testosteron" thì sai vì chỉ không hơn 15% trường hợp rối loạn cương dương là thực sự do thiếu testosteron đến độ nghiêm trọng. Trong đa số trường hợp còn lại, sở dĩ “cờ đến tay phất không nổi” lại là vì:

- Tác hại ngấm ngầm của các căn bệnh sớm muộn cũng kéo theo rối loạn cương dương, như: tiểu đường, cao huyết áp... Chữa các bệnh này không đến nơi đến chốn thì không chỉ liệt dương mà liệt thêm nhiều thứ.

- Phản ứng phụ của một số thuốc khi dùng dài lâu (như thuốc hạ đường huyết, hạ áp, thuốc hóa trị, an thần, chống trầm uất, chống dị ứng...). Thầy thuốc nếu khéo tay bao giờ cũng cho bên cạnh các loại thuốc này là thuốc giải độc cho cơ thể để qua đó cải thiện chức năng sinh dục thông qua trục thần kinh - nội tiết.

- Tác dụng “phá mồi” của stress. Không lạ gì nếu nhiều thầy thuốc phương Tây đang khuyên các đối tượng “không stress không về” áp dụng phương pháp thiền định để chống liệt dương.

Điều trị là tiếng kép. Hiệu năng khó toàn diện nếu trị liệu mà quên điều chỉnh. Đó là lý do tại sao có bơm thuốc nội tiết tố testosteron cho đầy thì nạn nhân vẫn dở khóc dở cười vì tuy được tiếng mày râu nhưng mày thì còn mà râu thì xụi... lơ!

Theo BS Lương Lễ Hoàng
Người lao động

Đọc thêm