Triển khai công tác bảo vệ thực vật vụ xuân năm 2011

Vụ xuân năm 2010 sâu bệnh diễn biến phức tạp. Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa 232.423ha, gấp 1,4 lần so với vụ xuân năm 2009; cây màu tổng diện tích nhiễm sâu bệnh là 14.804ha. Do công tác dự tính, dự báo chính xác, chủ động phòng, trừ quyết liệt nên 78.096ha lúa và 14.804ha cây màu vụ xuân cơ bản an toàn sâu bệnh; năng suất lúa bình quân đạt 68,18 tạ/ha, bằng 101% so với vụ xuân năm 2009; năng suất cây màu, hiệu quả cũng cao hơn năm 2009.

Vụ xuân năm 2010 sâu bệnh diễn biến phức tạp. Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa 232.423ha, gấp 1,4 lần so với vụ xuân năm 2009; cây màu tổng diện tích nhiễm sâu bệnh là 14.804ha. Do công tác dự tính, dự báo chính xác, chủ động phòng, trừ quyết liệt nên 78.096ha lúa và 14.804ha cây màu vụ xuân cơ bản an toàn sâu bệnh; năng suất lúa bình quân đạt 68,18 tạ/ha, bằng 101% so với vụ xuân năm 2009; năng suất cây màu, hiệu quả cũng cao hơn năm 2009.

Vụ xuân năm 2011, khả năng dịch hại trên cây trồng diễn biến phức tạp, diện phân bố và mức độ phát sinh sẽ cao hơn vụ xuân 2010; trong đó tập trung vào các đối tượng chính như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, đặc biệt bệnh lùn sọc đen (LSĐ) có nguy cơ bùng phát trên diện rộng và các dịch hại khác như chuột, ốc bươu vàng, bọ trĩ, bọ xít, nhện gió, bệnh nghẹt rễ... (trên lúa); bọ trĩ, sâu cuốn lá lạc, sâu xanh, sâu khoang, nhện, bệnh lở cổ rễ, đốm nâu, gỉ sắt, mốc sương, chết ẻo, ghẻ sao... (trên cây màu). Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật phối hợp với chỉ đạo sản xuất và 5 giải pháp thực hiện. Đó là: tăng cường áp dụng đồng bộ hệ thống thâm canh lúa cải tiến, chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, điều tiết nước thích hợp để cho cây trồng khoẻ, hạn chế sự phát sinh và lây lan các đối tượng sâu bệnh gây hại; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo chính xác về thời điểm sâu bệnh phát sinh, mật độ và khả năng gây hại, chỉ đạo phòng trừ theo nguyên tắc “4 đúng”; quan tâm theo dõi, chỉ đạo phòng trừ chuột và ốc bươu vàng đầu vụ, khi lấy nước đổ ải các địa phương phát động và tổ chức diệt chuột đồng loạt trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời phòng trừ rầy, theo dõi chặt chẽ rầy các loại ngay từ đầu vụ cũng như diễn biến bệnh LSĐ để có kế hoạch phòng trừ; sử dụng biện pháp hoá học khi thật cần thiết, khoanh vùng diện tích cần xử lý thuốc khi dịch hại xảy ra, hạn chế việc phun thuốc tràn lan gây lãng phí, ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả kém; tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn theo phân cấp, nghiêm cấm sử dụng và buôn bán thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Pháp lệnh BVTV và kinh doanh thực vật... Phối hợp đồng bộ các biện pháp, các cấp, các ngành phấn đấu quản lý dịch hại tốt đối với cây trồng vụ xuân năm 2011 để giành năng suất, hiệu quả cao nhất./.

Tất Thắc

Đọc thêm