Theo đó, Trung tâm đã quán triệt đến từng công chức viên chức (CCVC) trong quá trình thực hiện Quyết định 32 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TGPL tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn; Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, đúng mục tiêu, đúng đối tượng thụ hưởng, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và các đối tượng được TGPL, tránh lãng phí, dàn trải, kém chất lượng.
Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. Dựa trên tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trên cơ sở nguồn kinh phí được Trung ương phân bổ sẽ thực hiện việc hỗ trợ vụ việc theo quy định.
Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm TGPL Nhà nước đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề Luật sư để về phục vụ tại các huyện nghèo, hỗ trợ cho 2 người/năm.
Dự kiến tổ chức một lớp tập huấn khoảng 70 - 80 người tham dự cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, triển khai vào Quý III/2017.
Thiết lập đường dây nóng về TGPL, trang bị máy vi tính và các thiết bị ghi âm cuộc gọi điện thoại với tổng giá trị các trang thiết bị không quá 20.000.000 đồng. Phân công viên chức, Trợ giúp viên pháp lý luân phiên trực tổng đài đường dây nóng để kịp thời đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.
Kinh phí các hoạt động theo nguồn ngân sách địa phương.
Phòng Nghiệp vụ 1, 2 Trung tâm trợ giúp pháp lý tham mưu thực hiện nội dung biên soạn pháp luật về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài truyên thanh các xã. Với 500.000 đồng/01 số/06 tháng/ xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn
Trung tâm TGPL tỉnh phối hợp với Đài truyền thanh các xã thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn thực hiện việc phát thanh chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc: 06 lần/ quý với 500.000 đồng/ xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn/quý.(06 lần/ quý).
Tổ chức các đợt truyền thông về cở sở cho 133 đơn vị, các xã thuộc các huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức ít nhất 01 đợt truyền thông về cơ sở để đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người dân được tốt hơn. Với 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/01 lần/năm.
Năm 2017 đánh dấu sự kiện chính sách trợ giúp pháp lý cho các đối tượng TGPL, đối tượng yếu thế trong xã hội với những nội dung thiết thực, sát dân, gần dân.
Hy vọng rằng 30 xã của 3 huyện nghèo; 54 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu; 8 xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 41 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo của tỉnh Quảng Nam sẽ từng bước thay đổi diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao kiến thức pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh nói riêng.