Đã triệt sản cách đây hơn 1 năm, nhưng chị Trần Thị Ngọc.N (trú xã Ninh An, Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang bị “sốc” khi phát hiện mình có bầu. Điều “kinh hoàng” hơn là bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật này, trước đó không lâu, đã cắt quá tay “của quý” 1 nam bệnh nhân tại phòng mạch của mình.
Theo phản ánh của chị N., tháng 2/2009, chị nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Hòa (BVĐK) để sinh lần thứ 4 và phải mổ đẻ. Lúc đó, các bác sỹ khuyên chị nên triệt sản vì đã có 4 con, nhà lại nghèo. Ca phẫu thuật cho chị do bác sĩ Cao Khả Anh, Phó giám đốc BVĐK Ninh Hòa thực hiện.
Hơn 1 năm sau triệt sản, tháng 4/2010, chị N. bỗng dưng thấy mình có biểu hiện như mang thai. Kết quả siêu âm của bệnh viện Ninh Hòa và tại một phòng khám tư đều khẳng định chị có thai 7 tuần. “Tá hỏa” trước cái bầu sau triệt sản, chị N. kéo theo 4 đứa con lên Bệnh viện “hỏi cho rõ và bắt đền”.
Theo phản ánh của chị N., tháng 2/2009, chị nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Hòa (BVĐK) để sinh lần thứ 4 và phải mổ đẻ. Lúc đó, các bác sỹ khuyên chị nên triệt sản vì đã có 4 con, nhà lại nghèo. Ca phẫu thuật cho chị do bác sĩ Cao Khả Anh, Phó giám đốc BVĐK Ninh Hòa thực hiện.
Hơn 1 năm sau triệt sản, tháng 4/2010, chị N. bỗng dưng thấy mình có biểu hiện như mang thai. Kết quả siêu âm của bệnh viện Ninh Hòa và tại một phòng khám tư đều khẳng định chị có thai 7 tuần. “Tá hỏa” trước cái bầu sau triệt sản, chị N. kéo theo 4 đứa con lên Bệnh viện “hỏi cho rõ và bắt đền”.
|
Chị N. đang “ấm ức” với bằng chứng đã triệt sản mà giờ lại mang bầu. |
Tại tờ trình của Trung tâm y tế Khánh Hòa khẳng định, tháng 2/2009, chị N. đã được BVĐK Ninh Hòa phẫu thuật lấy thai kết hợp triệt sản theo phương pháp pomeroy. Tờ trình này cũng nêu, nhận được phản ánh về tình trạng mang thai sau triệt sản của chị N., bệnh viện đã giải thích nhiều lần cho chị về tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật triệt sản nữ và đưa ra giải pháp điều hòa kinh nguyệt cho chị. Vì nếu giữ thai lại sẽ không an toàn khi sinh, do chị mới sinh mổ. Nhưng chị N. và gia đình vẫn một mực “bắt đền” bệnh viện. Điều đáng nói, trước đó, tháng 5/2009, bác sĩ Cao Khả Anh đã từng cắt “của quý” của bệnh nhân N.T.P. (trú xã Ninh An) tại phòng khám riêng của mình. Do bệnh, nên bệnh nhân được vị bác sĩ này chỉ định phẫu thuật cắt 2,5cm dương vật. Tuy nhiên, bệnh nhân không khỏi bệnh mà tình trạng còn tội tệ hơn. Bác sĩ Anh cho nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Hòa và tiến hành cắt thêm lần nữa, vẫn không khỏi. Trong khi vị bác sĩ này thông báo cho bệnh nhân chuẩn bị cắt tiếp lần thứ 3, thì bệnh nhân P. hoảng hồn bỏ trốn. Sau đó, anh P. đã khởi kiện bác sĩ Anh. Tiến sĩ Trương Tấn Minh, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hoà cho rằng: Trong phẫu thuật triệt sản, cho phép 1 tỷ lệ thất bại nhất định. Vì thế, trường hợp này nằm trong tỷ lệ cho phép. Còn đối với bác sĩ thực hiện, chưa có quy định phải xử lý như thế nào, chỉ có khiển trách rút kinh nghiệm về mặt chuyên môn. Trong khi đó, một bác sĩ chuyên khoa sản ở Khánh Hòa thì cho rằng, sau thời gian phẫu thật khoảng 1 năm mà có thai, thì khả năng sai sót của phẫu thuật viên là có, chứ không phải chỉ nằm trong tỷ lệ thất bại cho phép. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Đa khoa Ninh Hòa, cho biết ngày 25/5, bệnh viện đã lập hội đồng chuyên môn để đánh giá lại ca phẫu thuật triện sản do bác sĩ Anh thực hiện, sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại của chị N. Theo Bà Hồ Thị Thi, Chi cục trưởng Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh Khánh Hòa, không phương pháp ngừa thai nào có thể an toàn tuyệt đối 100% được, kể cả triệt sản. Tỷ lệ phụ nữ có thai sau khi triệt sản từ 0- 2,8%. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật của bác sĩ (khi cột ống dẫn trứng siết không chặt; hoặc có thể cột nhầm phải dây chằng tròn nằm phía sau ống dẫn trứng); cơ địa người phụ nữ (sau một thời gian đã được cột - cắt ống dẫn trứng, chúng có thể nối lại).
Theo Hoàng Anh
Đất Việt
Đất Việt