Triều Tiên mất kiểm soát do sức khỏe suy yếu của Chủ tịch Kim?

Có khả năng Bình Nhưỡng đang mất kiểm soát từ trung ương và mất phương hướng trong đối sách đối ngoại do Chủ tịch Kim suy yếu, một quan chức Hàn Quốc giấu tên nhận định.

Có khả năng Bình Nhưỡng đang mất kiểm soát từ trung ương và mất phương hướng trong đối sách đối ngoại do Chủ tịch Kim suy yếu, một quan chức Hàn Quốc giấu tên nhận định.

[links()]

Theo quan chức này, vụ pháo kích trên đảo Yeonpyeong hôm 23/11 không có gì lạ, chỉ là một trong số hàng loạt động thái khiêu khích của Bình Nhưỡng. Đây không phải vấn đề mới bởi Triều Tiên có tiền lệ gây căng thẳng nhằm có được sự trợ giúp về mặt chính trị cũng như lương thực.

Nguyên nhân là Bình Nhưỡng tin rằng, Seoul sẽ không dám đáp trả bất cứ vụ khiêu khích nào của Triều Tiên mà chỉ ngậm ngùi chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán vì lo sợ căng thẳng leo thang.

 Một số quan chức cho rằng, hành động nã pháo của Triều Tiên chỉ là một động thái khiêu khích quen thuộc.
Một số quan chức cho rằng, hành động nã pháo của Triều Tiên chỉ là một động thái khiêu khích quen thuộc.

Tuy nhiên, điều đáng nói là việc khiêu khích có nhiều điểm mới: tuần suất dày hơn và không diễn ra như những lần trước 

Theo quan chức Hàn Quốc giấu tên, theo tiền lệ, Triều Tiên sau khi gây căng thẳng bằng việc đánh chìm tàu Cheonan sẽ đợi Hàn Quốc xuống thang, đề nghị đàm phán, viện trợ... và sẽ chỉ gây thêm căng thẳng khi có chuyển biến mới.

Thế nhưng, khi Seoul tỏ ý hòa dịu sau vụ tàu Cheonan chìm thì thay vì đợi viện trợ, đàm phán...như thường lệ, Bình Nhưỡng lại bất ngờ nã pháo vào đảo Yeonpyeong.

Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn trong phương hướng đối ngoại của Triều Tiên và nó có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang mất phương hướng trong đối ngoại và có dấu hiệu sụp đổ.

Kiến giải cho nhận định trên, quan chức Hàn Quốc đưa ra cơ sở cho lập luận của mình. Đó là quyền lực của Chủ tịch Kim Jong-Il bị suy giảm, nhất là từ khi ông bị đột quỵ hồi tháng 8/2008, khiến chính sách đối ngoại của Triều Tiên bị phân tán chứ không còn tập trung hoàn toàn trong tay Chủ tịch Kim như trước.

Hậu quả của việc Chủ tịch Kim yếu là ngoài việc chính sách đối ngoại rối loạn, tiến trình chuyển giao chức Chủ tịch cho ông Kim Jong-Un cũng gặp thêm khó khăn, khi nhiều người tranh thủ việc Chủ tịch Kim bị bệnh để gia tăng quyền lực và nhăm nhe tiến quyền.

Tóm lại, quan chức Hàn Quốc nhận định, việc kế nhiệm của ông Kim Jong-Un sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước bởi cha ông là Chủ tịch Kim bị bệnh và ông không có nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm, tập hợp đội ngũ "cận vệ" thân tín.

Theo Trà My
Đất Việt

Đọc thêm