Hoàn thành luận án tiến sĩ với kết quả xuất sắc chỉ trong hai năm, rồi trở thành giáo sư đại học Pháp năm 2005 khi mới 32 tuổi, GS Đinh Tiến Cường đã có thời gian dài gắn bó với nền toán học của quốc gia có nhiều giải thưởng Fields này.
Hiện GS Đinh Tiến Cường đang nghiên cứu và giảng dạy tại Viện toán học Jussieu (Institut de Mathématiques de Jussieu) - đại học Paris 6, một trong những trung tâm toán học uy tín trên thế giới.
Khi được hỏi, “Vì sao gần đây một số nhà toán học Pháp than phiền về việc cộng đồng toán học Pháp có nguy cơ thu nhỏ lại?”, anh cho biết:
Trước hết sinh viên theo học ngành Toán có thể chia làm 3 thành phần. Một số ít sinh viên sẽ đi sâu vào chuyên ngành này. Sau khi ra trường họ sẽ làm việc tại các viện khoa học và các trường đại học. Số sinh viên này có giảm sút nhưng điều đáng lo ngại nhất là chất lượng cũng giảm sút rõ rệt. Một số lượng sinh viên lớn hơn theo học để thi trở thành giáo viên của các trường phổ thông. Chất lượng của các sinh viên này cũng giảm sút và đây là điều đáng lo ngại cho tương lai của ngành giáo dục phổ thông cũng như đại học. Một phần lớn các sinh viên khác sẽ làm việc cho ngành công nghiệp. Số lượng các sinh viên này đang giảm nhiều trong những năm gần đây.
Theo quan sát của anh, đâu là lý do của hiện tượng này?
Hiện GS Đinh Tiến Cường đang nghiên cứu và giảng dạy tại Viện toán học Jussieu (Institut de Mathématiques de Jussieu) - đại học Paris 6, một trong những trung tâm toán học uy tín trên thế giới.
Khi được hỏi, “Vì sao gần đây một số nhà toán học Pháp than phiền về việc cộng đồng toán học Pháp có nguy cơ thu nhỏ lại?”, anh cho biết:
Trước hết sinh viên theo học ngành Toán có thể chia làm 3 thành phần. Một số ít sinh viên sẽ đi sâu vào chuyên ngành này. Sau khi ra trường họ sẽ làm việc tại các viện khoa học và các trường đại học. Số sinh viên này có giảm sút nhưng điều đáng lo ngại nhất là chất lượng cũng giảm sút rõ rệt. Một số lượng sinh viên lớn hơn theo học để thi trở thành giáo viên của các trường phổ thông. Chất lượng của các sinh viên này cũng giảm sút và đây là điều đáng lo ngại cho tương lai của ngành giáo dục phổ thông cũng như đại học. Một phần lớn các sinh viên khác sẽ làm việc cho ngành công nghiệp. Số lượng các sinh viên này đang giảm nhiều trong những năm gần đây.
Theo quan sát của anh, đâu là lý do của hiện tượng này?
Theo tôi có hai lý do chính. Trước hết trong xã hội Pháp ngày nay giáo viên và giảng viên đại học không được coi trọng như trước đây cả về phương diện tinh thần cũng như tài chính. Thiếu vắng các giáo viên giỏi sẽ là một thiệt thòi lớn cho nhiều thế hệ học sinh và sinh viên. Có nhiều sáng kiến để cải thiện tình hình song tôi nghĩ rằng điều căn bản vẫn là tăng lương đáng kể cho các giáo viên phổ thông và các phó giáo sư trẻ. Khủng khoảng kinh tế hiện nay chắc chắn sẽ là một cản trở lớn.
Lý do thứ hai là song song với hệ thống đại học còn có một hệ thống các trường lớn (Grandes Ecoles). Đây là điểm đặc biệt trong ngành giáo dục của Pháp. Khác với các đại học, các trường lớn đào tạo sinh viên gần với nhu cầu của thị trường lao động hơn. Sinh viên các trường lớn sau khi tốt nghiệp tìm việc làm để dễ dàng hơn các sinh viên tốt nghiệp đại học. Phần lớn những người thành đạt trong các ngành công nghiệp cũng xuất thân từ các trường lớn, họ có thiện cảm hơn với các trường lớn và điều này ít nhiều làm giảm đi giá trị của bằng đại học trên thị trường lao động.
|
GS Đinh Tiến Cường hiện nghiên cứu và giảng dạy tại Viện toán học Jussieu, Pháp. |
Theo quan điểm của tôi, việc giảng dạy Toán học trong các trường đại học cần phải cải tổ để thích hợp với cả ba đối tượng trên. Công việc này cần có thời gian song tôi nghĩ đây không phải là công việc quá khó. Một số chương trình cao học như Toán tài chính đã gặt hái được những thành công ngoạn mục trong những năm gần đây. Nhiều đồng nghiệp của tôi tương đối lạc quan và cho rằng sinh viên theo học Toán sẽ đông trở lại vì đây là một chuyên ngành thực sự cần thiết cho các ngành công nghiệp. Những sinh viên tốt nghiệp khoa Toán, ngay cả khi không sử dụng trực tiếp được kiến thức của họ thì tư duy logic, khả năng sắp xếp tổ chức cũng như khả năng học hỏi khiến cho họ thích ứng nhanh và phát triển tốt trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Cuối cùng, để có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, ngoài việc chất lượng sinh viên giảm sút như tôi đã nêu ở trên, có một điều lo ngại khác cho nền Toán học Pháp. Trước đây, trong một thời gian dài các trường đại học đã không tuyển thêm giáo sư và phó giáo sư. Hậu quả là sắp tới sẽ có rất ít người về hưu, và như vậy sẽ có ít các xuất phó giáo sư hay giáo sư mới (các xuất này phần lớn là để thay thế những người đến tuổi về hưu). Nền Toán học Pháp sẽ có một lỗ hổng lớn. Nhưng dù sao nền Toán học Pháp sẽ vẫn giữ vững vị trí tiên phong.
Nhìn bề ngoài có vẻ con đường đến với toán học của nhiều nhà toán học Việt Nam có nhiều điểm chung: đoạt giải toán quốc tế, đi du học và chọn toán để nghiên cứu. Còn anh, anh đến với toán học như thế nào?
Đây cũng là con đường dẫn tôi đến với toán học. Có một điểm khác biệt là khi sang du học ở Odessa (Ukraina), dự định của tôi là theo học ngành tin học. Ở Đại học Tổng hợp Odessa vào đầu những năm 90, ngành tin học còn rất mới mẻ. Khi đó, trường có ít máy vi tính, chủ yếu dành cho các sinh viên năm cuối. Vì vậy mà 3 năm học ở đây tôi không học được nhiều. Khi sang Paris, tôi đã quyết định trở lại học Toán. Sau này khi nhìn lại, tôi cho rằng đây là một quyết định đúng đắn. Nghiên cứu Toán học thích hợp với tôi nhất.
Năm 2005 anh được phong giáo sư đại học Pháp ở tuổi 32. Anh đã đón nhận sự kiện này như thế nào?
Ở Pháp, khi được phong phó giáo sư hoặc giáo sư Toán, chúng tôi thường phải chuyển đi làm việc tại một trường đại học khác. Thông lệ này nhằm tránh các chuyện tiêu cực và giúp cho các khoa Toán được phát triển toàn diện. Nhưng điều này cũng gây nhiều khó khăn cho một số đồng nghiệp của tôi khi phải chuyển cả gia đình đến một thành phố khác. Được phong giáo sư sớm, ngoài chuyện đây là một vinh dự, đã giúp cho chúng tôi sớm ổn định công việc và cuộc sống gia đình. Tuy vậy, tôi không phải là trường hợp ngoại lệ, GS Phạm Huyên, GS Nguyễn Tiến Dũng, GS Ngô Bảo Châu cũng đều được phong giáo sư từ khi còn rất trẻ.
Năm 2007, anh đã trở thành thành viên của Viện đại học Pháp (Institut Universitaire de France-IUF). Anh được bầu chọn vào IUF như thế nào? Việc trở thành thành viên của IUF mang lại cho anh những thuận lợi gì? Và sức ép?
IUF được thành lập cách đây 20 năm với mục đích tạo điều kiện phát triển các ngành khoa học cao cấp và hợp tác giữa các ngành khoa học. Hàng năm một số ít các nhà khoa học ở Pháp được tuyển chọn làm thành viên mới của IUF. Công việc tuyển chọn này do một Hội đồng đa quốc gia đảm nhiệm, dựa chủ yếu trên các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, cũng còn có thêm một vài quy định khác, ví dụ như số lượng các thành viên làm việc tại Paris và các vùng phụ cận không được vượt quá 1/3 tổng số thành viên của IUF. Paris là nơi tập trung rất nhiều các nhà khoa học vì thế trở thành thành viên của IUF khó hơn một chút đối với những người đang làm việc tại Paris.
IUF làm nhiều việc để tạo điều kiện nghiên cứu cho các thành viên của mình trong đó có hai chính sách cụ thể là giảm đáng kể số giờ giảng dạy đồng thời cung cấp cho các thành viên một ngân sách để tham gia hay tổ chức các hội nghị, seminar, để mời các cộng tác viên đến làm việc. Song điều quan trọng nhất chính là uy tín của tổ chức này đã giúp cho công việc của chúng tôi thuận lợi hơn.
IUF cũng như tất cả các tổ chức khác ở Pháp không hề gây bất kỳ sức ép nào lên công việc nghiên cứu của các nhà Toán học. Chúng tôi tự lên kế hoạch và tự thực hiện. Đây có lẽ là thuận lợi lớn nhất dành cho các nhà Toán học ở Pháp.
Công việc hiện nay của anh?
Hiện tại tôi công tác chủ yếu tại trường Đại học Paris 6. Công việc chính là giảng dạy và nghiên cứu. Là thành viên của Viện đại học Pháp, công việc giảng dạy của tôi được giảm nhiều, hiện tôi chỉ đảm nhận một khóa cho sinh viên cao học. Thời gian chủ yếu của tôi dành cho nghiên cứu. Ngoài ra tôi còn tham gia tổ chức chương trình cao học, tổ chức seminar, hội nghị, giảng dạy cho Đại học Bách khoa Paris và làm việc cho các hội động khoa học hay các tạp chí Toán học.
Học ở Ukraina một thời gian rồi qua Pháp học, hơn 10 năm tạo dựng sự nghiệp khoa học ở nước ngoài, anh thấy con đường mình đã đi qua như thế nào? Có gian nan hơn những đồng nghiệp khác?
Khi sang Paris, tôi đã phải làm việc nhiều hơn các đồng nghiệp khác để bù lại 3 năm ở Odessa mà tôi đã học hỏi được rất ít. Được học tập và làm việc tại Paris là một thuận lợi lớn trong sự nghiệp của tôi, vì Paris là nơi tập trung nhiều nhà Toán học nhất thế giới. Công việc của giới nghiên cứu thì không bao giờ hết và con đường khoa học vẫn luôn luôn là một con đường gian nan.
Những mối quan tâm khác của anh ngoài toán học?
Tôi rất quan tâm đến việc đào tạo các nhà khoa học và đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam không chỉ riêng trong chuyên ngành Toán. Đóng góp của tôi trong lĩnh vực này còn rất khiêm tốn do công việc bên Pháp đã chiếm hầu hết thời gian của tôi. Tôi hy vọng trong tương lai sẽ dành được thời gian để có thể chia sẻ nhiều hơn với các đồng nghiệp trong nước công việc quan trọng này.
GS Đinh Tiến Cường Đoạt giải nhất Olympic toán quốc tế năm 1989 Sang Odessa, Ukraina học năm 1990 Hoàn thành chương trình cử nhân năm 1994 tại Paris Lấy bằng thạc sĩ năm 1995 Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1997 Trở thành Giáo sư đại học năm 2005 Là thành viên của Viện đại học Pháp năm 2007 Lĩnh vực nghiên cứu: Hệ động lực, Giải tích và Hình học phức |
Theo Tia Sáng