Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Theo DS. Hoàng Thu Thủy khi bị nấm kẽ chân, ở các kẽ ngón chân thấy đỏ, trợt da, chảy dịch... và rất ngứa. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi ngoài, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).
Bệnh nấm kẽ chân thường hay gặp trong mùa mưa, việc điều trị bệnh không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi, đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị, tránh được các tác dụng phụ.
Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau. Khi dùng thuốc bôi chống nấm cần lưu ý: Không cần phải ngâm rửa khu vực tổn thương khi bôi thuốc. Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật... chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc.
Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giầy, tất nhiều giờ trong ngày.
Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giầy tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm.
Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm mới đi tất, giầy.