Sau khi trở về nhà, cho rằng mình bị người cùng quê lừa bán sang Trung Quốc làm gái bán hoa, N. đâm đơn kiện nhưng cả chính quyền và công an địa phương cũng không giúp được gì. Tuy nhiên, cô vẫn còn may hơn người chị họ của mình đang biệt tích nơi xứ người.
N. kể, mùng 5 Tết, bà chủ đến dẫn N. ra chợ gần đó mua sắm quần áo, đồ trang điểm, sau đó yêu cầu cô phải tiếp khách cho một nhà hàng của bà ở gần đó. Không nghe, cô bị ông chủ dùng gậy đánh thâm tím chân tay, đành nhắm mắt đưa chân.
N. kể, mùng 5 Tết, bà chủ đến dẫn N. ra chợ gần đó mua sắm quần áo, đồ trang điểm, sau đó yêu cầu cô phải tiếp khách cho một nhà hàng của bà ở gần đó. Không nghe, cô bị ông chủ dùng gậy đánh thâm tím chân tay, đành nhắm mắt đưa chân.
Lê Thị Liêm (thứ hai từ bên trái sang) cùng những người bạn khi còn ở Việt Nam. |
N. kể tiếp: Mỗi ngày ở đây, cô phải tiếp 4-5 khách. Đa số gái bán hoa ở đây là người Việt Nam. Người nhỏ tuổi nhất sinh năm 1993. Họ luôn bị những ông, bà chủ để ý gắt gao và bị cách ly tuyệt đối, không cho nói chuyện với nhau. Nếu có lỡ nói với nhau câu nào mà ông bà chủ nghe được thì lập tức bị đánh không thương tiếc.
Anh Lê Văn Kiệm - anh ruột của Lê Thị Liêm (người chị họ mà N. nói vẫn ở bên Trung Quốc) cho biết: Cuối năm 2008, Liêm cùng đoàn của ông Lèo sang Trung Quốc chặt mía thuê. Nhưng đến gần Tết vẫn không thấy em về mà chỉ thấy ông Lèo đến nhà đưa một gói bánh và 200 nghìn đồng cho gia đình, nói rằng Liêm không về Việt Nam nữa. Anh Kiệm đưa cho PV tấm ảnh chụp Liêm cùng những người bạn, anh Kiệm nhờ chúng tôiđăng giúp, mong sao sẽ có người biết được thông tin về em gái mình. |
Đêm xong việc, mỗi người ngủ một nhà và không được liên hệ với bên ngoài. Toàn bộ số tiền boa của khách, nếu có, cũng bị lột sạch. N. tìm cách chạy trốn. Thời cơ thuận lợi cuối cùng cũng tới. Đó là một buổi trưa, ông chủ uống rượu say ngủ li bì trên tầng, bà chủ (chắc tin tưởng cô sẽ không bỏ trốn nữa) nhờ cô tới rửa bát, đĩa, còn bà ta ra chợ mua một chút đồ. Đợi bà chủ đi khỏi, N. chạy khỏi ngôi nhà. Ra đến đường cái, cô đánh liều nhảy lên một chiếc xe ô tô, lạy lục người lơ xe cho đi nhờ. Cũng may, anh lơ đã không bắt cô xuống xe. Sau đó, cô hỏi đường về Việt Nam. Hai, ba ngày sau N. mới tới cửa khẩu. Vẫn theo N. kể, sau khi về nhà, ông Nguyễn Văn Lèo có đến gia đình N. một lần và yêu cầu không tố cáo ông ta. Tức giận trước những gì mà ông Lèo gây ra cho con gái, bà Bộn đuổi đánh, không cho phép bén mảng đến nhà nữa. Xử lý: Chưa đủ chứng cứ! Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang, đoàn người do ông Lèo tổ chức đã vượt biên trái phép qua cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn) và tới chặt mía tại bản Na Hửng (không xác định được xã, huyện, tỉnh). Đơn vị này kết luận: Chưa đủ chứng cứ chứng minh việc ông Lèo liên quan việc chị Liêm và chị N. bị lừa bán cũng như xác định ông Lèo có tổ chức cưỡng ép người khác trốn đi hoặc ở lại nước ngoài trái phép hay không. Ông Vi Xuân Thu, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: “Việc đi làm việc ở Trung Quốc, xã không thể kiểm soát được. Chúng tôi chỉ thống kê được số người bị lừa sang Trung Quốc và mất tích là 3 trường hợp (trong đó có N. và Liêm), còn người bị lừa mất tiền công cũng khá nhiều. Các gia đình có gửi đơn khiếu nại đến chúng tôi nhưng chúng tôi chỉ là cấp xã, sự việc xảy ra ở bên kia biên giới nên chẳng thể làm gì được”.
Theo Nguyễn Trường
Tiền Phong
Tiền Phong