Lính Mĩ và hồi ức kinh hoàng lần đầu gặp xe tăng Quân Giải phóng

(PLO) - Sau trận Khe Sanh, một nhà báo của tạp chí  “Newsweek” đã phỏng vấn những người sống sót từ tiền đồn Lang Vei của Mỹ, đã bị Quân Giải phóng chiếm vào ngày 7/2/1968. Từ những tường thuật của nhân chứng, ông tái tạo lại những ký ức kinh hoàng của lính mỹ khi lần đầu thấy xư tăng quân Giải phóng.
 Quân Mĩ đại bại tại Làng Vây
Quân Mĩ đại bại tại Làng Vây
“Chúng tôi không muốn tin vào mắt mình nữa” 
Thất thủ Lang Vei (Làng Vây) là một sự bất ngờ. Trại đóng quân nhỏ của Special Forces, sáu kilômét về phía Tây Bắc của căn cứ Khe Sanh, đã lâm vào cảnh nguy hiểm chết người vào cuối tháng vừa rồi, khi Quân Giải phóng tiến quân bao xung quanh Khe Sanh. 
Tuy lực lượng ở làng Vei – 22 Green Beret và khoảng 400 lính tình nguyện Nam Việt – có công sự bảo vệ chống những cuộc tập kích của Quân Giải phóng. Nhưng trại đóng quân bé tí đấy không có đủ trang bị để chống lại những cuộc tấn công tập trung lớn.
Vì Lang Vei trước hết là một điểm xuất phát cho những nhóm trinh sát sang Lào và đến đường mòn Hồ Chí Minh cũng như cho những cuộc tấn công du kích bí mật sang Bắc Việt Nam.
Người Mỹ tin rằng có thể giữ được trại đóng quân đấy. Họ đặt hy vọng của họ “lên những chiếc máy bay ném bom ở Đà Nẵng và các khẩu trọng pháo của Thủy Quân Lục Chiến ở Khe Sanh”.
Thế nhưng Quân Giải phóng không đến với một lượng lớn bộ binh như người ta đã chờ đợi, họ đến với xe tăng – một loại vũ khí mà họ chưa từng sử dụng trước đây ở Nam Việt Nam.
Khi quân Mỹ ở Lang Vei nghe được tiếng động ầm ầm sau nửa đêm, lúc đầu có vài người tin rằng tiếng động đó là do một cái máy phát điện đã hỏng gây ra. Rồi họ nhận ra nguyên do thật sự: mười chiếc xe tăng, được ngụy trang bằng cành cây và cây tre, lăn đến những hàng rào kẽm gai của trại.
Rằng xe tăng Bắc Việt đã xuống qua đường mòn Hồ Chí Minh, việc đấy đã được tường thuật trước đây ít lâu. Nhưng bây giờ xe tăng xuất hiện trước căn cứ bị bao vây đấy bất ngờ cho tới mức “chúng tôi không muốn tin vào mắt mình nữa”, như trung sĩ Nick Fragos nói, một trong số những người sống sót từ Lang Vei.
Đó là những chiếc xe tăng Xô viết hiện đại loại PT-76, xe lội nước hạng nhẹ với một khẩu pháo 76 milimét. Vỏ giáp của những xe này mỏng, và một hạ sĩ quan của Special Forces đã có thể loại ra khỏi vòng chiến đấu hai chiếc tăng với một khẩu súng chống tăng 106 milimét.  
Nhưng những chiếc khác đã xuyên qua được hàng rào kẽm gai; đèn pha trên tháp tăng tìm kiếm mục tiêu. Vì quân Mĩ thua kém về hỏa lực nên họ không thể ngăn chận được cuộc tấn công.
Một vài quân nhân Mĩ nhảy lên xe tăng, để tiêu diệt nó với lựu đạn. Nhưng “những con quái vật bằng thép” đấy cứ mở đường tiến lên mà không thể nào ngăn lại được. Fin Amerikaner gọi qua vô tuyến về Khe Sanh: “Có hai chiếc tăng nằm trên công sự của tôi.” Rồi vô tuyến im bặt.
Trong những giờ dài đăng đẳng kế tiếp theo sau đó, nhóm Green Beret và quân miền Nam Việt Nam đã tuyệt vọng chiến đấu dưới lòng đất để sống còn. Trung sĩ Nick Fragos và Emmanuel Phillips cũng như sáu người Mỹ khác rút lui cùng với một vài người Nam Việt vào trong công sự chỉ huy. Một chiếc xe tăng lăn lên nóc của công sự, thế nhưng mái công sự dầy hai mét bằng đất, thép và bê tông vẫn chịu được.
Đánh thức nỗi nghi ngại
Bộ binh Quân Giải phóng, theo xe tăng thâm nhập vào trong trại, ném lựu đạn, chất nổ và hơi cay vào trong hố thông hơi của công sự. Cuối cùng, sau khoảng hai giờ, những người Nam Việt Nam bỏ cuộc. Họ xung phong ra ngoài và vấp phải làn đạn súng máy.
 Rồi một trong số những người lính đối phương gọi to bằng tiếng Anh vào trong công sự: “Chúng mày còn ở trong đó không?”, “Có, tao ở đây này”, Fragos đáp trả.
Hạ sĩ Phillips nhớ lại sau này, rằng để trả lời, người Bắc Việt đã ném cả hai kiện thuốc nổ lớn nhất của họ vào hố thông hơi: “Tí nữa thì họ đã cho nổ tung được nó.” Sáu người Mỹ bị thương, họ giả vờ chết. Lúc đấy, máy bay tiêm kích Mỹ bay tấn công trên trại. Chúng phá hủy một vài chiếc tăng và với những cú bay thấp bắt Quân Giải phóng phải tìm nơi ẩn nấp. Người Mỹ lợi dụng cơ hội đó để tháo chạy.
Họ bò dậy, lảo đảo bước lên cầu thang và lê bước ra đến một cái trảng ở trong rừng gần đó. Một trong số tám người không đến được tới trảng. Những người khác chẳng bao lâu sau đó được máy bay trực thăng chở về đến Khe Sanh.
Theo thông tin của người Mỹ, tổng cộng có 170 quân nhân Lang Vei, kể cả 14 người Mỹ, về đến căn cứ Khe Sanh. Đi theo họ là một đoàn người hỗn tạp bao gồm gần 6000 người chạy tỵ nạn từ vùng Lang Vei: lính Lào, những người thuộc các bộ lạc ở trên núi, tình nguyện quân Nam Việt Nam và thường dân.
Khi những hình dáng đáng sợ đó loạng choạng về được đến Khe Sanh, chỉ huy căn cứ đại tá David Lownds vào lúc ban đầu đã không cho những người chạy nạn vào trại. Thay vì vậy, ông ấy tịch thu vũ khí của họ và chỉ định cho họ một khu đất không được bảo vệ ở ngoài vòng rào kẽm gai. Cuối cùng, lực lượng Green Beret kiểm tra những người tỵ nạn. Những người Việt Nam đáng tin cậy được máy bay chở về nơi an toàn.
Làng Vei thế là đã không còn quan trọng trong việc bảo vệ Khe Sanh, mặc dù nó là một tiền đồn quý giá ở gần những con đường thâm nhập của Quân Giải phóng. Nhưng việc sử dụng xe tăng có tác động như một điềm xấu với quân Mĩ, mặc dù các sĩ quan Mỹ tin rằng hành quân với xe tăng trên địa hình lởm chởm của Khe Sanh là rất khó khăn.
Nhưng gây bất an nhiều nhất là sự kiện, rằng người ta đã không bỏ hay tăng cường lực lượng kịp thời cho trại đóng quân đầy người đấy. “Chúng tôi tin là chúng tôi có thể giữ được nó”, một sĩ quan Mỹ giải thích vắn tắt. Đúng hay không đúng, nhưng sự kiện rằng quân đội Mỹ phải bỏ Lang Vei, đã đánh thức nỗi nghi ngại về khả năng giữ Khe Sanh của người Mỹ../.

Đọc thêm