Trung Quốc không dùng đất hiếm làm “công cụ mặc cả”

Người phát ngôn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Zhu Hongren ngày 28-10 khẳng định: Bắc Kinh sẽ không dùng ưu thế cung cấp đất hiếm làm “công cụ mặc cả” với các nền kinh tế khác. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi giảm lượng quặng công nghiệp trên các chuyến hàng đến Nhật Bản trong lúc có những quan ngại quốc tế rằng, Trung Quốc có thể sử dụng việc xuất khẩu đất hiếm làm đòn bẩy kinh tế hoặc chính trị.

Người phát ngôn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Zhu Hongren ngày 28-10 khẳng định: Bắc Kinh sẽ không dùng ưu thế cung cấp đất hiếm làm “công cụ mặc cả” với các nền kinh tế khác. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi giảm lượng quặng công nghiệp trên các chuyến hàng đến Nhật Bản trong lúc có những quan ngại quốc tế rằng, Trung Quốc có thể sử dụng việc xuất khẩu đất hiếm làm đòn bẩy kinh tế hoặc chính trị.

Phát biểu trong cuộc họp báo, người phát ngôn Zhu Hongren cho hay, Trung Quốc hy vọng sẽ hợp tác với các nước khác trong việc sử dụng đất hiếm trên cơ sở các bên cùng có lợi và cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên này.

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc cung cấp 97% nhu cầu của thế giới về kim loại đất hiếm vốn được dùng trong công nghệ năng lượng sạch, máy vi tính và điện tử. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần đây đã cắt giảm xuất khẩu đất hiếm và nói rằng cần phải bảo vệ trữ lượng từ việc khai thác thiếu thận trọng này. Năm 2010, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm khoảng 40% so với năm ngoái.

Tuần này, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Liên minh châu Âu (EU) nói rằng, họ đang tìm giải pháp đối với những quan tâm của Đức về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Song, người phát ngôn Zhu Hongren nhấn mạnh lập trường của Chính phủ Bắc Kinh rằng, việc kiểm soát xuất khẩu đất hiếm hoàn toàn dựa vào quy tắc thương mại quốc tế.                       
THIÊN BÌNH

Đọc thêm