Trung Quốc, Nga không phải là nước quan trọng nhất với Việt Nam về kinh tế

Trong những năm qua, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu khả quan.

Trong những năm qua, quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu khả quan.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong những năm gần đây các thành viên ASEAN luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9% một năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3% một năm giai đoạn 2005-2009.

Đối tác thương mại lớn nhất

Ông Đào Trần Nhân, nguyên Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, hợp tác thương mại và kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN có những bước tiến ổn định và vững chắc.

ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Mỹ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN tăng nhanh. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005.

Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này có sự giảm sút đáng kể, chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó.

Sang năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong 6 tháng đầu năm cũng đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Mô tả ảnh.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN ngày càng tăng. (Ảnh minh họa.)

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Trong số các nước ASEAN, Singapore luôn là đối tác lớn nhất với tổng trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD. Tiếp theo là Thái Lan 3,12 tỷ USD và Malaysia 2,43 tỷ USD.

Ngoài các thị trường trên, Campuchia, Lào và Philippines  là những thị trường đang được đánh giá có nhiều hứa hẹn bởi mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao.

Tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

Cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý cũng như các yêu cầu của thị trường, thì cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên trong khối ASEAN còn rất lớn, bởi đến năm 2015, ASEAN sẽ xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan.

Theo cam kết kể từ đầu năm 2010, sáu nước phát triển trong ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei bắt đầu áp dụng mức thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng. Các thành viên còn lại của ASEAN, trong đó có Việt Nam sẽ thực hiện muôn hơn, vào năm 2015.

Ông Đào Trân Nhân phân tích, ASEAN không chỉ là một trong những thị trường lớn nhập khẩu hàng của Việt Nam, mà còn là thị thường sớm nhất khi Việt Nam mở cửa hội nhập đồng thời đang thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu và mức thuế này chỉ còn 0 - 5%, lại không bị hạn chế bằng những hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, kiện bán phá giá như các thị trường khác.

“Vì vậy, trong khoảng thời gian 5 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác cả về thương mại, đầu tư, liên doanh sản xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN”, ông Nhân nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nhân, thời gian qua cán cân thương mại vẫn nghiêng về phía ASEAN do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này còn thiếu bền vững, chủ lực chỉ có dầu thô và gạo-hai mặt hàng có nhiều biến động nhất về giá trên thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước ASEAN hơn 7,58 tỷ USD, giảm 28,3% so với 6 tháng năm 2009 và chiếm tới 19,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy… Trị giá bốn nhóm hàng này chiếm hơn 37% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.

Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN.

Để nắm bắt cơ hội cũng như tăng trưởng một cách bền vững tại thị trường ASEAN, ông Nhân cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng những lợi thế và ưu đãi để xúc tiến xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Trước mắt, các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN.

Cùng với đó, quan tâm tới việc đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh và Nhà nước cũng cần có những hỗ trợ về thông tin qua các cuộc hội thảo, đào tạo giới thiệu về thị trường các nước trong ASEAN, giới thịêu những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải, để doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tại các thị trường này.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm