Một số người thất vọng khi một thương hiệu uy tín lại dùng cách tiếp thị phản cảm như thế. "Một thương hiệu lâu đời, vậy mà vẫn cần những thứ quảng cáo thế này", một người viết.
Coconut Palm từng bị chỉ trích vì quảng cáo tương tự năm 2017, khi công ty này tung ra ảnh những phụ nữ ngực lớn mặc bikini quảng cáo nước ép đu đủ cùng khẩu hiệu "khi tôi dùng đủ nước ép, ngực tôi sẽ tròn trịa hơn".
Công ty có trụ sở tại đảo Hải Nam, Trung Quốc, sản xuất đồ uống từ năm 1988. Công ty thành lập năm 1956, ban đầu sản xuất lon nhôm.
"Tôi là người Hải Nam. Tôi nhớ là bao bì vẫn vậy từ khi tôi còn nhỏ, và hương vị vẫn tuyệt vời như thế", một người khác viết. "Mỗi lần có người khen thứ nước uống này, tôi luôn cảm thấy tự hào. Nhưng tôi thực sự không muốn nhắc tới quảng cáo này".
Đại diện của nhà máy cho hay công ty đang điều tra về quảng cáo. Văn phòng Công nghiệp và Thương mại ở thành phố Hải Khẩu cũng đang điều tra và gỡ bỏ một số quảng cáo gây tranh cãi để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Quảng cáo phản cảm vẫn rất phổ biến ở Trung Quốc nhưng trong những năm gần đây gặp phải sự phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng. Năm 2017, một quảng cáo nội thất của công ty Ikea Thụy Điển ở thị trường Trung Quốc bị chỉ trích vì có cảnh người mẹ chì chiết con gái "ế". Quảng cáo bị thu hồi và Ikea phải xin lỗi.
Ứng dụng gọi xe Didi Chuxing cũng bị lên án vì loạt quảng cáo từ năm 2014 tới 2016 rằng lái xe có thể tình cờ gặp gỡ bạn nữ thông qua ứng dụng, sau loạt vụ án cưỡng hiếp và sát hại nữ hành khách năm ngoái.