Mức điểm sàn bằng với năm 2009 đã đảo lộn kế hoạch của nhiều trường tốp dưới khi các trường này vẫn hy vọng điểm sàn sẽ giảm so với năm 2009
Trong khi điểm chuẩn tuyển sinh ĐH năm 2010 của các trường tốp trên chỉ giảm nhẹ thì điểm chuẩn nhiều ngành của các trường tốp dưới chỉ bằng điểm sàn nhưng vẫn phải công bố hàng trăm chỉ tiêu xét nguyện vọng (NV) 2.
Mức điểm sàn bằng với năm 2009 đã đảo lộn dự tính của nhiều trường tốp dưới khi các trường này vẫn hy vọng điểm sàn sẽ giảm so với năm 2009.
Tốp trên ít biến động
Trường ĐH Kinh tế TPHCM, công bố điểm chuẩn vào các ngành là 19; chỉ giảm 0,5 điểm so với năm 2009. Trường ĐH Y Dược TPHCM điểm chuẩn các ngành cũng giảm 1-1,5 điểm. Tuy nhiên, các trường này đều không xét tuyển NV2 bởi với mức điểm trên, nguồn tuyển NV1 vẫn dồi dào.
Trường ĐH Bách khoa TPHCM điểm chuẩn của nhiều ngành vẫn bằng hoặc chỉ giảm 0,5-1 điểm so với năm 2009. Ngành điểm chuẩn cao nhất là công nghệ thông tin với mức điểm 20 (giảm 1,5 điểm), trong khi ngành dẫn đầu về điểm chuẩn năm 2009 là công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học với mức điểm 21, năm nay tụt xuống còn 19.
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cũng không nhiều biến động so với năm 2009.
Trong lúc đó, các trường được xem là tốp dưới và các ĐH vùng lại đang rất khan hiếm nguồn tuyển. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có 48 chuyên ngành chỉ lấy điểm chuẩn ở mức 13 và phải xét tuyển 890 chỉ tiêu NV2.
Điểm chuẩn hầu hết các ngành tại Trường ĐH Đà Lạt, các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi điểm chuẩn nhiều ngành chỉ ở mức điểm sàn, nhiều ngành phải trông chờ vào xét tuyển NV2.
Khối ngành kinh tế vẫn “hot”
Xu hướng ưa chuộng các ngành kinh tế năm nay thể hiện rõ với điểm chuẩn tại nhiều trường cao hơn năm 2009. Nếu năm 2009 các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán... của Trường ĐH Tài chính Marketing điểm chuẩn chỉ 15 (khối A, D1) thì năm nay tăng lên: 16,5 (khối A); 17,5 (khối D1).
Ông Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo của trường, cho biết năm nay số thí sinh dự thi vào các ngành trên tăng đến 200% so với năm 2009. Điều này cho thấy thí sinh có xu hướng chọn ngành kinh tế vì cho rằng các ngành này dễ kiếm việc làm, thu nhập cao.
Tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), các ngành tài chính ngân hàng điểm chuẩn lên tới 21 điểm (A, D1) trong khi năm ngoái chỉ 18 điểm; kinh tế đối ngoại năm ngoái 16 điểm thì năm nay tăng lên 17 điểm; các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế và quản lý công, kế toán – kiểm toán vẫn ở mức xấp xỉ năm ngoái.
Các ngành kinh tế tại Trường ĐH Sài Gòn cũng dẫn đầu về điểm chuẩn, trong đó ngành tài chính ngân hàng ở mức 18 (A); 18,5 (D1); ngành quản trị kinh doanh: 16,5 (A); 17,5 (D1), đều tăng 1 điểm so với năm ngoái.
Tại các trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM..., trong khi nhiều ngành phải xét tuyển NV2 thì khối ngành kinh tế vẫn đủ nguồn tuyển từ NV1.
Công nghệ - kỹ thuật rớt giá
Năm nay, nhiều ngành công nghệ - kỹ thuật điểm chuẩn giảm mạnh. Tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, các ngành công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ nhiệt lạnh... đều giảm 2-3 điểm so với năm 2009. Đặc biệt, ngành công nghệ hóa dầu năm 2009 được xem là ngành “hot” nhất với điểm chuẩn là 21 thì năm nay chỉ còn ở mức 16,5 (A); 17,5 (B); công nghệ thực phẩm năm ngoái điểm chuẩn 19,5 thì năm nay chỉ còn 14 (A); 16 (B).
Trường phải xét tuyển NV2 hầu hết các ngành công nghệ, mỗi ngành 40-50 chỉ tiêu. Ngay tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, ngành công nghệ dệt may cũng chỉ ở mức 15 điểm và là ngành duy nhất phải xét NV2 50 chỉ tiêu.
Nhiều ngành tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM điểm chuẩn cũng giảm mạnh so với năm ngoái. Ngành cơ điện tử năm ngoái dẫn đầu về điểm chuẩn với mức 18,5 thì năm nay chỉ còn 15; công nghệ thông tin năm 2009 là 17,5 thì năm nay chỉ 15. Đặc biệt, các ngành sư phạm kỹ thuật điểm chuẩn chỉ ở mức 14 nhưng có đến 9/10 ngành phải xét tuyển NV2.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường, cho biết các ngành sư phạm kỹ thuật không phải đóng học phí nhưng vẫn không thu hút thí sinh bởi các em nghĩ cơ hội việc làm hạn hẹp, chỉ có thể đi dạy ở các trường nghề. Tuy nhiên, đây là những ngành học khi tốt nghiệp sinh viên vừa được cấp bằng kỹ sư vừa được cấp chứng chỉ sư phạm, rất thuận lợi khi xin việc.
Mức điểm sàn bằng với năm 2009 đã đảo lộn dự tính của nhiều trường tốp dưới khi các trường này vẫn hy vọng điểm sàn sẽ giảm so với năm 2009.
Tốp trên ít biến động
Trường ĐH Kinh tế TPHCM, công bố điểm chuẩn vào các ngành là 19; chỉ giảm 0,5 điểm so với năm 2009. Trường ĐH Y Dược TPHCM điểm chuẩn các ngành cũng giảm 1-1,5 điểm. Tuy nhiên, các trường này đều không xét tuyển NV2 bởi với mức điểm trên, nguồn tuyển NV1 vẫn dồi dào.
Trường ĐH Bách khoa TPHCM điểm chuẩn của nhiều ngành vẫn bằng hoặc chỉ giảm 0,5-1 điểm so với năm 2009. Ngành điểm chuẩn cao nhất là công nghệ thông tin với mức điểm 20 (giảm 1,5 điểm), trong khi ngành dẫn đầu về điểm chuẩn năm 2009 là công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học với mức điểm 21, năm nay tụt xuống còn 19.
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cũng không nhiều biến động so với năm 2009.
Trong lúc đó, các trường được xem là tốp dưới và các ĐH vùng lại đang rất khan hiếm nguồn tuyển. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có 48 chuyên ngành chỉ lấy điểm chuẩn ở mức 13 và phải xét tuyển 890 chỉ tiêu NV2.
Điểm chuẩn hầu hết các ngành tại Trường ĐH Đà Lạt, các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi điểm chuẩn nhiều ngành chỉ ở mức điểm sàn, nhiều ngành phải trông chờ vào xét tuyển NV2.
Khối ngành kinh tế vẫn “hot”
Xu hướng ưa chuộng các ngành kinh tế năm nay thể hiện rõ với điểm chuẩn tại nhiều trường cao hơn năm 2009. Nếu năm 2009 các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán... của Trường ĐH Tài chính Marketing điểm chuẩn chỉ 15 (khối A, D1) thì năm nay tăng lên: 16,5 (khối A); 17,5 (khối D1).
Ông Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo của trường, cho biết năm nay số thí sinh dự thi vào các ngành trên tăng đến 200% so với năm 2009. Điều này cho thấy thí sinh có xu hướng chọn ngành kinh tế vì cho rằng các ngành này dễ kiếm việc làm, thu nhập cao.
|
Sinh viên ngành xây dựng Trường Đại học Bách khoa TPHCM thực hành đổ bê tông. Ảnh: TẤN THẠNH |
Tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), các ngành tài chính ngân hàng điểm chuẩn lên tới 21 điểm (A, D1) trong khi năm ngoái chỉ 18 điểm; kinh tế đối ngoại năm ngoái 16 điểm thì năm nay tăng lên 17 điểm; các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế và quản lý công, kế toán – kiểm toán vẫn ở mức xấp xỉ năm ngoái.
Các ngành kinh tế tại Trường ĐH Sài Gòn cũng dẫn đầu về điểm chuẩn, trong đó ngành tài chính ngân hàng ở mức 18 (A); 18,5 (D1); ngành quản trị kinh doanh: 16,5 (A); 17,5 (D1), đều tăng 1 điểm so với năm ngoái.
Tại các trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM..., trong khi nhiều ngành phải xét tuyển NV2 thì khối ngành kinh tế vẫn đủ nguồn tuyển từ NV1.
Công nghệ - kỹ thuật rớt giá
Năm nay, nhiều ngành công nghệ - kỹ thuật điểm chuẩn giảm mạnh. Tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, các ngành công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ nhiệt lạnh... đều giảm 2-3 điểm so với năm 2009. Đặc biệt, ngành công nghệ hóa dầu năm 2009 được xem là ngành “hot” nhất với điểm chuẩn là 21 thì năm nay chỉ còn ở mức 16,5 (A); 17,5 (B); công nghệ thực phẩm năm ngoái điểm chuẩn 19,5 thì năm nay chỉ còn 14 (A); 16 (B).
Trường phải xét tuyển NV2 hầu hết các ngành công nghệ, mỗi ngành 40-50 chỉ tiêu. Ngay tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, ngành công nghệ dệt may cũng chỉ ở mức 15 điểm và là ngành duy nhất phải xét NV2 50 chỉ tiêu.
Nhiều ngành tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM điểm chuẩn cũng giảm mạnh so với năm ngoái. Ngành cơ điện tử năm ngoái dẫn đầu về điểm chuẩn với mức 18,5 thì năm nay chỉ còn 15; công nghệ thông tin năm 2009 là 17,5 thì năm nay chỉ 15. Đặc biệt, các ngành sư phạm kỹ thuật điểm chuẩn chỉ ở mức 14 nhưng có đến 9/10 ngành phải xét tuyển NV2.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường, cho biết các ngành sư phạm kỹ thuật không phải đóng học phí nhưng vẫn không thu hút thí sinh bởi các em nghĩ cơ hội việc làm hạn hẹp, chỉ có thể đi dạy ở các trường nghề. Tuy nhiên, đây là những ngành học khi tốt nghiệp sinh viên vừa được cấp bằng kỹ sư vừa được cấp chứng chỉ sư phạm, rất thuận lợi khi xin việc.
Các ngành xây dựng điểm Ngành xây dựng tại nhiều trường năm nay có điểm chuẩn vượt lên. Ngành này dẫn đầu điểm chuẩn với mức 20 điểm tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM. Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, các ngành xây dựng cầu đường, xây dựng dân dụng và công nghiệp dẫn đầu về điểm chuẩn. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng vượt lên dẫn đầu với mức 17,5. Theo ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, những năm gần đây, xu hướng ưu tiên lựa chọn các ngành học này rất rõ. |
Kiểm tra, đề phòng giấy chứng nhận kết quả thi giả Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các trường ĐH, CĐ gửi báo cáo về điểm trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 và điều kiện xét tuyển NV2. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, các trường cần báo cáo điểm trúng tuyển NV1 theo từng khối thi và ngành đào tạo theo cấu trúc đã quy định trong phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010; các điều kiện xét tuyển NV2, chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và nguồn tuyển NV2 của trường theo từng khối thi và ngành đào tạo. Đồng thời, bộ cũng yêu cầu các trường cần sử dụng phần mềm tuyển sinh 2010 để phát hiện các trường hợp thí sinh sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi giả. Chậm nhất là ngày 20-8, các trường ĐH, CĐ phải gửi báo cáo về bộ. Y.Anh
|
Theo NLĐ