Trường Trung cấp nghề GTVT Nam Định Khai giảng năm học 2010-2011

Trường Trung cấp nghề GTVT (Sở GTVT) được thành lập tháng 9-2009, có nhiệm vụ đào tạo lái xe mô tô hạng A1, A2; lái xe ô tô các hạng (lưu lượng 530 học viên); đào tạo hệ trung cấp (lưu lượng 460 học viên) các nghề gò, hàn, công nghệ ô tô, điện dân dụng, điện công nghiệp, điều khiển máy thi công cơ giới.

Ngày 12-10-2010, Trường Trung cấp nghề GTVT (Sở GTVT) tổ chức khai giảng năm học 2010-2011. Đồng chí Bùi Đức Long, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.

Trường Trung cấp nghề GTVT (Sở GTVT) được thành lập tháng 9-2009, có nhiệm vụ đào tạo lái xe mô tô hạng A1, A2; lái xe ô tô các hạng (lưu lượng 530 học viên); đào tạo hệ trung cấp (lưu lượng 460 học viên) các nghề gò, hàn, công nghệ ô tô, điện dân dụng, điện công nghiệp, điều khiển máy thi công cơ giới. Đến nay, trường có gần 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Năm học 2010-2011, trường đã tuyển sinh được gần 250 học viên các ngành nghề. Để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng đào tạo, trường đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, mở rộng với tổng mức đầu tư 40,5 tỷ đồng. Trong năm 2010, trường đầu tư 6 tỷ đồng trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề, xây dựng khu ký túc xá cho học viên và xưởng thực hành... Chú trọng công tác tuyển chọn giáo viên, cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng giảng dạy và kỹ năng sư phạm; đồng thời tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên; đào tạo nghề đi đôi với giáo dục ý thức, kỷ luật lao động cho học sinh, sinh viên; phấn đấu cung cấp lực lượng lao động vững về tay nghề, có ý thức, kỷ luật lao động tốt, đáp ứng yêu cầu ngày công cao của thị trường lao động.

Phát biểu tại lễ khai giảng, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên của trường, đồng thời nhấn mạnh: Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm học mà nhà trường đã đề ra, góp phần thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của tỉnh, trường cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm học viên khi ra trường có thể sống bằng nghề, nâng cao uy tín nhà trường, thu hút học viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên tốt, toàn diện vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi thực hành. Trên cơ sở các ngành nghề đào tạo có thế mạnh, trường cần nghiên cứu phát triển hệ thống ngành nghề đào tạo với mục tiêu đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động./.

Vân Anh

Đọc thêm