Một cuộc tranh luận tạo nhiều góc nhìn đa chiều về vấn nạn BDS với nhiều quan điểm độc lập và thực tiễn. Đề nghị những giải pháp khả thi và có cơ sở. Đó mục tiêu mà T.S Alan Phan móng muốn khi giới bất động sản mà đại diện là CLB bất động sản Hà Nội muốn được “đối thoại” trực tiếp với ông qua một buổi hội thảo mở, sau sự kiện quan điểm để “thị trường rơi tự do”, “để chúng chết đi”, hay “giá bất động sản phải giảm thêm 30-50% nữa”,…của ông.
Đã có rất nhiều quan điểm, tranh luận từ giới chuyên gia, doanh nghiệp cho đến người dân sau những quan điểm này của T.S Alan Phan được đăng tải trên công luận. Có người cho rằng nhận định của ông Alan Phan đúng với thực tế, có “tâm” với đất nước, có trách nhiệm với người mua nhà nhưng cũng có ý kiến nghi ngờ đây là những “lời tư vấn” là những “viên đạn có đường”, có sự mưu tính ở đây. Vậy, thực chất đằng sau những quan điểm này của T.S Alan Phan là gi, ông là ai?
Đằng sau là “kền kền” hay “cá mập”?
Có nhiều quan điểm cho rằng ông Alan Phan rất giỏi khi đánh vào tâm lý của đại bộ phận người dân, hiện đang có nhu cầu mua nhà ở, và đang chờ đợi giá nhà đất xuống thêm. Và ngay trong bài viết “thị trường sẽ cứu chúng ta”, T.S Alan Phan cho rằng hệ quả tích cực của bong bóng bất động sản nổ “là số lượng vài trăm ngàn gia đình lần đầu sở hữu một căn nhà vừa túi tiền, hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại.”
Mong muốn giá nhà giảm là điều mà rất nhiều người đang chờ đợi, nhưng một số quan điểm lại cho rằng tư vấn của ông, tâm lý chờ đợi càng bao trùm thị trường. Một nhà tư vấn có tâm sẽ không làm vậy, sẽ không mong và không thúc đẩy cho thị trường đi vào chỗ chết. Đó chỉ là mong muốn của những con “kền kền”.
Sau bức thư ngỏ trả lời 15 câu hỏi mà CLB bất động sản gửi cho T.S Alan Phan, Tiến sỹ đã có bài viết dài 5 trang với tiêu đề “Thơ gửi Hiệp hội BĐS” không đi vào trả lời chi tiết từng câu hỏi, nhưng bài viết của Tiến sỹ một lần nữa lại nói lên cái tôi của mình.
“Tôi không quen bị “chất vấn”, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có “quyền lợi” hay “nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình.”
|
|
TS Alan Phan ( trái) và ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch CLB BĐS Hà Nội ( phải) |
Phản hồi Thơ của T.S Alan Phan, CLB BĐS Hà Nội đã gửi thư mời cho ông ngày 2/4 bày tỏ quan điểm kính trọng và cầu thị nhưng lại không đồng tình với cách trả lời của ông, và cho rằng cách trả lời có phần tiêu cực và không đi thẳng vào vấn đề.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cũng đặt câu hỏi: Phải chăng phía đằng sau những lời phát biểu đó là những 'tổ chức cá mập' đang rình rập các doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam? Khi họ đợi các cho các doanh nghiệp Việt Nam gục ngã không gượng được nữa để mua lại.
Ông Cường nhận định, giá giảm sâu, người nghèo có cơ hội mua nhà là một ảo tưởng. Vì khi đó các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn tài chính sẽ nhảy vào mua buôn, người nghèo sẽ không có cơ hội mua lẻ từng căn.
T.S Alan Phan: Ông là ai?
Trên Blog cá nhân của mình, T.S Alan Phan chia sẻ: “Vài dư luận viên còn cáo buộc Alan là một con kên kên muốn giá nhà xuống để thâu tóm. Chú bé quên mất là Alan, với quốc tịch Mỹ, không có quyền mua nhà đất ở đây. Nhưng để làm vừa lòng các dư luận viên này, Alan xin long trọng hứa là Alan sẽ không bỏ một xu vào BDS Việt trong 10 hay 20 năm tới, ngày nào mà “toàn dân còn sở hữu đất đai”.
Ông Alan Phan được biết đến như một doanh nhân, một chuyên gia kinh tế 43 năm kinh nghiệm trên thị trường Mỹ và Trung Quốc, đã từng là nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ và thất bại. Là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) - Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999; Đồng thời là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997); Từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại HongKong và Thượng Hải (quỹ Viasa).
“Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.” Trong bức thư gửi Hiệp hội BĐS T.s Alan Phan nói.
Gần đây, ông hé lộ thời gian tới ông sẽ mua một trường đại học tại Mỹ và đầu tư vào mảng giáo dục. Nên việc ông tham gia vào BĐS tại VN và tư vấn cho các quỹ chỉ là đồn thổi. Ông “hứa” là sẽ không bỏ một xu VNĐ nào vào BĐS trong 10 đến 20 năm tới.
Ngân Hà