Quản lý và sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành trong tỉnh. Riêng đối với ngành thanh tra của tỉnh, thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, từ kết quả thanh tra trong thời gian qua cho thấy, vẫn còn một số địa phương trong tỉnh chưa thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, nhất là về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất, vấn đề quản lý đất đai còn lỏng lẻo nên dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất trái phép diễn ra khá phổ biến; việc thực hiện nghĩa vụ các loại thuế và phí về đất đai không đúng theo quy định…
Đã tiến hành 15 cuộc thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai trong năm 2010 do Thanh tra tỉnh báo cáo tại một hội nghị được tổ chức mới đây là thông tin được không ít đại biểu quan tâm. Qua 15 cuộc thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai này, Thanh tra tỉnh và thanh tra các địa phương trong tỉnh đã phát hiện sai phạm 477 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 442 triệu đồng, thu hồi 5 giấy chứng nhận QSD đất ở, 33 giấy chứng nhận QSD đất và 24.601m2 đất ở. Trong số 15 cuộc thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai nói trên, nổi lên là cuộc thanh tra việc cấp giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp tại địa bàn 3 xã Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chair của huyện Lạc Dương do Thanh tra tỉnh Lâm Đồng tiến hành. Qua thanh tra, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện các địa phương này từ năm 2006 đến nay đã cấp đến 16 giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 7,6ha lên trên diện tích đất lâm nghiệp. Kết thúc cuộc thanh tra này, đoàn thanh tra liên ngành đã kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND huyện Lạc Dương nghiêm túc kiểm điểm các cá nhân và tổ chức có liên quan. Riêng với dự án Khu du lịch Cam Ly Măng Ling, qua thanh tra, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã kết luận chủ đầu tư còn chậm triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo, việc thu hồi đất đai còn diễn ra không thuận tiện cho cả nhà đầu tư lẫn người có đất; từ đó, đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung các thủ tục còn thiếu theo quy định.
Đối với thanh tra các huyện, nổi lên là vụ thanh tra về tình hình quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất ở tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh do Thanh tra huyện Di Linh tiến hành. Qua đó, Thanh tra Di Linh đã phát hiện tại đây có đến 122 trường hợp xây dựng nhà trái phép nhưng UBND xã Liên Đầm chỉ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 24 trường hợp mà thôi; và cấp giấy chứng nhận QSD đất thổ cư cho 5 trường hợp với diện tích 1.900m2 trái luật. Còn tại Cát Tiên, Thanh tra huyện đã tiến hành thanh tra về công tác quản lý đất đai trong việc chuyển nhượng QSD đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện từ năm 2007 đến tháng 9.2009 với kết quả: Phát hiện 31 trong tổng số 180 trường hợp, hộ gia đình và cá nhân được xét miễn giảm tiền sử dụng đất không đúng hạn mức theo quy định với diện tích 12.500m2, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước số tiền gần 83 triệu đồng (Thanh tra Cát Tiên đã kiến nghị thu hồi số tiền này). Riêng tại huyện Lâm Hà, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trở nên nổi cộm khi ở đây có dấu hiệu giả mạo giấy tờ để được cấp QSD đất. Cụ thể, qua thanh tra công tác quản lý đất đai tại xã Tân Văn, Thanh tra huyện Lâm Hà đã kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi 33 giấy chứng nhận QSD đất và 24.601m2 đất do UBND xã giao không đúng quy định; và đặc biệt, trong vụ việc này còn có dấu hiệu giả mạo giấy tờ nên Thanh tra huyện đã kiến nghị UBND huyện chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ. Với huyện Đam Rông, vẫn là nội dung quản lý và sử dụng đất đai nhưng vấn đề đáng nói lại có một “sắc thái” khác hơn các địa phương khác: Qua thanh tra việc thực hiện giao đất trồng rừng và giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với Ban quản lý rừng Serépok, Thanh tra huyện Đam Rông đã phát hiện việc mua cây giống hỗ trợ cho 25 hộ dân vượt quy định 5 triệu đồng/ha; và đặc biệt, có một cán bộ của Ban sang nhượng trái phép 1ha đất lâm nghiệp để trục lợi với số tiền 35 triệu đồng.
Với những nội dung nêu trên, có thể thấy, công tác quản lý đất đai trong thời gian tới không chỉ cần đến sự tăng cường hoạt động nghiệp vụ của ngành thanh tra mà còn rất cần đến sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương nhằm lập lại trật tự để góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Với tỉnh miền núi Lâm Đồng, việc lập lại trật tự trên lĩnh vực quản lý đất đai là một yêu cầu cấp thiết.
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, từ kết quả thanh tra trong thời gian qua cho thấy, vẫn còn một số địa phương trong tỉnh chưa thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, nhất là về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất, vấn đề quản lý đất đai còn lỏng lẻo nên dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất trái phép diễn ra khá phổ biến; việc thực hiện nghĩa vụ các loại thuế và phí về đất đai không đúng theo quy định…
Đối với thanh tra các huyện, nổi lên là vụ thanh tra về tình hình quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất ở tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh do Thanh tra huyện Di Linh tiến hành. Qua đó, Thanh tra Di Linh đã phát hiện tại đây có đến 122 trường hợp xây dựng nhà trái phép nhưng UBND xã Liên Đầm chỉ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 24 trường hợp mà thôi; và cấp giấy chứng nhận QSD đất thổ cư cho 5 trường hợp với diện tích 1.900m2 trái luật. Còn tại Cát Tiên, Thanh tra huyện đã tiến hành thanh tra về công tác quản lý đất đai trong việc chuyển nhượng QSD đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện từ năm 2007 đến tháng 9.2009 với kết quả: Phát hiện 31 trong tổng số 180 trường hợp, hộ gia đình và cá nhân được xét miễn giảm tiền sử dụng đất không đúng hạn mức theo quy định với diện tích 12.500m2, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước số tiền gần 83 triệu đồng (Thanh tra Cát Tiên đã kiến nghị thu hồi số tiền này). Riêng tại huyện Lâm Hà, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trở nên nổi cộm khi ở đây có dấu hiệu giả mạo giấy tờ để được cấp QSD đất. Cụ thể, qua thanh tra công tác quản lý đất đai tại xã Tân Văn, Thanh tra huyện Lâm Hà đã kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi 33 giấy chứng nhận QSD đất và 24.601m2 đất do UBND xã giao không đúng quy định; và đặc biệt, trong vụ việc này còn có dấu hiệu giả mạo giấy tờ nên Thanh tra huyện đã kiến nghị UBND huyện chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ. Với huyện Đam Rông, vẫn là nội dung quản lý và sử dụng đất đai nhưng vấn đề đáng nói lại có một “sắc thái” khác hơn các địa phương khác: Qua thanh tra việc thực hiện giao đất trồng rừng và giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đối với Ban quản lý rừng Serépok, Thanh tra huyện Đam Rông đã phát hiện việc mua cây giống hỗ trợ cho 25 hộ dân vượt quy định 5 triệu đồng/ha; và đặc biệt, có một cán bộ của Ban sang nhượng trái phép 1ha đất lâm nghiệp để trục lợi với số tiền 35 triệu đồng.
Với những nội dung nêu trên, có thể thấy, công tác quản lý đất đai trong thời gian tới không chỉ cần đến sự tăng cường hoạt động nghiệp vụ của ngành thanh tra mà còn rất cần đến sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương nhằm lập lại trật tự để góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Với tỉnh miền núi Lâm Đồng, việc lập lại trật tự trên lĩnh vực quản lý đất đai là một yêu cầu cấp thiết.
Khắc Dũng