Từ lớp 3 học sinh bắt buộc phải học ngoại ngữ

Theo đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020 Bộ GD&ĐT đề nghị, xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông từ lớp 3 trở lên.

Theo đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020 Bộ GD&ĐT đề nghị, xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông từ lớp 3 trở lên.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT khẳng định, mục tiêu của đề án là từ nay đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp (TC), Cao đẳng (CĐ) và Đại học (ĐH) có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu cụ thể, dự kiến từ năm 2010-2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2018-2019.
Triển khai chương trình mới đào tạo  ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông từ  lớp 3 trở lên
Triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông từ lớp 3 trở lên
Triển khai chương trình đào tạo, tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục dạy nghề, TC, ĐH cho khoảng 10% lượng học sinh, sinh viên vào năm học 2010-2011, 60% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm 2018-2019. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông từ lớp 3 trở lên, để học sinh đạt trình độ bậc A1 sau khi hoàn thành chương trình tiểu học; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ bậc A2 và tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc B1. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy phù hợp với quy định về năng lực, trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo tiếng Anh, xây dựng dữ liệu ngân hàng câu hỏi phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh của người học. Tại đề án Bộ GD&ĐT cũng đưa ra một số giải pháp đột phá đối với giáo dục ĐH và TCCN. Theo đó trong thời gian tới phải rà soát, đánh giá thực trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tiếng Anh đạt chuẩn nghiệp vụ cho các trường dạy nghề, TCCN, CĐ và ĐH. Tăng cường trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học tiếng nước ngoài, phòng đa phương tiện các phầm mềm dạy và học tiếng Anh cho các cơ sở giáo dục.
Theo Mạnh Hùng
Khoa học đời sống online

Đọc thêm