Theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 25-3, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1-5-2010 sẽ là 730.000 đồng/tháng, tăng 80.000 đồng/tháng so với mức lương 650.000 đồng hiện đang áp dụng.
Mức lương mới này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
|
Từ ngày 1-5 tới sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới là 730.000 đồng/tháng |
Mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật... Đồng thời, mức lương này cũng được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2010 trở đi đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007.
Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng thêm 12,3%
Cũng từ ngày 1/5, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 12,3% đối với 5 nhóm đối tượng. Kinh phí thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp được Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH bảo đảm.
5 nhóm đối tượng được tăng lương hưu và trợ cấp gồm: 1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong thời gian tới, các Bộ, ngành sẽ sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên, để người lao động có thể nhận lương mới đúng hạn.
Nguồn kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn như: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương.
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ. Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch, truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).
Ngoài ra, ngân sách trung ương sẽ bảo đảm bổ sung kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện trích như trên nhưng vẫn không đủ kinh phí.Đồng thời hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố.
Riêng kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty thì công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Điều chỉnh hệ số tăng thêm tại các doanh nghiệp
Đối với DNNN bảo đảm các điều kiện: Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,1 lần so với mức lương tối thiểu chung (quy định cũ là 1,34 lần).
Trường hợp bảo đảm các điều kiện trên và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,7 lần (quy định cũ là 2 lần) so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương.
(Theo Chinhphu.vn)