Tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo là giải pháp cần nhân rộng

(PLO) -  Để nâng cao chất lượng công tác TCCB, xây dựng ngành Tư pháp, cần chú trọng đến việc triển khai tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo như Bộ Tư pháp đang triển khai, khẩn trương xây dựng vị trí việc làm, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch CC, chức danh nghề nghiệp VC...
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chủ trì hội nghị
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chủ trì hội nghị
Sáng qua (12/2), tại Hội nghị triển khai công tác tổ chức xây dựng ngành Tư pháp năm 2014, Bộ Tư pháp khẳng định : đã có sự đổi mới trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác TCCB của Bộ, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách cán bộ (CB), từng bước đưa công tác CB đi vào nền nếp, khoa học, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đội ngũ công chức (CC) trong những năm tiếp theo. 

Tập trung tạo sự phát triển ổn định, bền vững của đội ngũ 
Nhiều đổi mới trong công tác CB theo tinh thần của Luật CB,CC và Luật Viên chức (VC) đã được triển khai thực hiện (như triển khai việc xác định biên chế, tuyển dụng, tiếp nhận CB trên cơ sở vị trí việc làm gắn trực tiếp với nhu cầu của các đơn vị), kiện toàn thêm một bước đội ngũ CBCCVC của ngành cả về số lượng, chất lượng; chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCCVC của Bộ cũng được giải quyết khách quan, kịp thời và theo đúng qui định của pháp luật.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB được đẩy mạnh, trong đó có sự chuyển hướng, tập trung vào việc xây dựng đội ngũ CBCC của Bộ có trình độ chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công vụ cho CBCC đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. 
Tổ chức bộ máy của Bộ, ngành tiếp tục được quan tâm kiện toàn, củng cố trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, cùng với kết quả đã đạt được thì công tác TCCB còn có những hạn chế nhất định, như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhận xét: Cơ cấu CB còn chưa hợp lý, còn bị động, hẫng hụt giữa các thế hệ CB, đội ngũ CB tư pháp cơ sở chưa được chuẩn hóa một cách đầy đủ; chưa xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành…
Xây dựng “tháp cán bộ” đảm bảo cơ cấu hợp lý
Đại diện một số cơ quan Trung ương (TƯ) và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đều cho rằng, để nâng cao chất lượng công tác TCCB, xây dựng ngành Tư pháp, cần chú trọng đến việc triển khai tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo như Bộ Tư pháp đang triển khai, khẩn trương xây dựng vị trí việc làm, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch CC, chức danh nghề nghiệp VC...
Đồng thời có kế hoạch cụ thể hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để phục vụ cho việc bố trí cán bộ hay phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của đơn vị; đồng thời đề nghị tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện thiếu sót trong công tác TCCB để điều chỉnh, phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế về công tác TCCB, chú trọng rà soát xây dựng “tháp cán bộ” xuôi đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu tổ chức các đơn vị, không để “CB bị đặt nhầm chỗ”, phân cấp mạnh mẽ trong công tác TCCB, chú trọng công tác đánh giá chất lượng CBCCVC, đảm bảo sát thực tế, tránh tính hình thức…
Trên cơ sở đánh giá kết quả và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Bộ Tư pháp cho rằng, năm 2014 sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy và CB các cơ quan tư pháp từ TƯ đến địa phương, kiện toàn tổ chức, bộ máy, sắp xếp biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, giải quyết bất cập, mâu thuẫn lớn hiện nay giữa sự mở rộng, tăng cường, làm sâu sắc thêm các nhiệm của ngành Tư pháp với tổ chức bộ máy, biên chế hiện có chưa đáp ứng được ngang tầm yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; tiếp tục chủ trương hướng về cơ sở, tạo sự chuyển biến đồng bộ từ cơ sở nhằm thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, điều hành theo pháp luật các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp theo hướng trẻ hóa đội ngũ CB, bảo đảm sự kế thừa giữa các thế hệ CB, gắn qui hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng CB, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra theo từng giai đoạn và hàng năm; xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển CB chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, trong các lĩnh vực thuộc ngành Tư pháp trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển chung về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ CB trong toàn ngành; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, CC, nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ, xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “Dù đã có nhiều kết quả nhưng trong công tác TCCB thì mâu thuẫn giữa chức năng, nhiệm vụ của ngành với số lượng và chất lượng CBCC, nhất là ở địa phương và tổ chức pháp chế, vẫn là vấn đề “lơ lửng” chưa được giải quyết triệt để. Công tác đánh giá CB còn hời hợt nên nhiều việc còn trì trệ, dồn lên cấp trên… Để giải quyết các tồn tại, hạn chế trong công tác TCCB, cần lưu ý đến những nguyên nhân chủ quan, nhất là trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng, đánh giá CB.
Từ năm 2014, phải tập trung để hoàn thành Chiến lược xây dựng ngành theo lộ trình để có định  hướng lâu dài cho tổ chức, xây dựng ngành; chú trọng phối hợp quản lý con người để đảm bảo công việc được triển khai thông suốt từ TƯ đến địa phương; nâng cao chất lượng quản lý CB từ các đơn vị, hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác TCCB, đề án cơ cấu vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh để phân bổ biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá CBCCVC”.

Đọc thêm