Tước mạng sống anh trai vì "dám" thay cha dạy đời

Khi nỗi đau về cái chết đột ngột và tức tưởi của một thằng con trai thứ còn chưa nguôi ngoai thì sáng nay, ông cùng gia đình lại phải đến Tòa để nghe phán quyết về số phận của thằng con trai út. Thằng út 17 tuổi sắp sửa bị kết tội “Giết người” mà người bị giết lại chính là anh ruột của nó nên gia đình ông mới thực sự bàng hoàng và đau đớn. Chỉ nửa năm sau cái ngày định mệnh ấy, mái tóc đen của người đàn ông tuổi trung niên đã chuyển sang màu hoa tiêu. Có lẽ ông đã phải suy nghĩ quá nhiều vì những gì đã xảy ra...

Khi nỗi đau về cái chết đột ngột và tức tưởi của một thằng con trai thứ còn chưa nguôi ngoai thì sáng nay, ông cùng gia đình lại phải đến Tòa để nghe phán quyết về số phận của thằng con trai út. Thằng út 17 tuổi sắp sửa bị kết tội “Giết người” mà người bị giết lại chính là anh ruột của nó nên gia đình ông mới thực sự bàng hoàng và đau đớn. Chỉ nửa năm sau cái ngày định mệnh ấy, mái tóc đen của người đàn ông tuổi trung niên đã chuyển sang màu hoa tiêu. Có lẽ ông đã phải suy nghĩ quá nhiều vì những gì đã xảy ra...

1. Sau khi lập gia đình, cũng giống nhiều gia đình người dân tộc Khơme khác ở cái vùng quê xa xôi của tỉnh Hậu Giang này (xã Trường Long A, huyện Châu Thành A), vợ chồng ông đã không có “kế hoạch” gì mà làm liền tù tì một mạch đến sáu mặt con. Chính vì vậy, một gia đình thuần nông như gia đình ông không thể quan tâm đầy đủ và chu đáo cho cái sự học hành của các con. Phải nhờ đến chính sách chăm lo cho con em người dân tộc của Nhà nước mà thằng Danh Quốc Khải (con trai út của ông) mới được theo học trường dân tộc nội trú của tỉnh và thế là Khải trở thành niềm hy vọng của cả gia đình.
Giấc mơ lên lớp học lấy kiến thức đã chấm dứt đối với bị cáo Danh Quốc Khải.
Giấc mơ lên lớp học lấy kiến thức đã chấm dứt đối với bị cáo Danh Quốc Khải.
Sau mấy tháng về nghỉ hè, sáng đó Khải chào cả nhà, khoác chiếc ba lô mang theo chút tiền gia đình cho chào cha mẹ để về trường học. “Ấy vậy mà năm nay nó cũng đã học đến lớp 10 rồi đó” ông lẩm bẩm nói với vợ khi Khải đã đi khỏi nhà, lòng ông cũng thoáng chút vui mừng. Vậy mà chỉ chiều tối hôm đó, ông nhận được tin: “Khải đã đâm chết anh trai của nó ở dưới tỉnh”. Choáng váng và không thể tin vào những gì mà mình vừa nghe, ông gần như ngã quỵ, trong khi vợ ông thì đã ngất vì không chịu nổi hung tin này.
      
2. Thì ra sau khi lên trường, Khải mới hay là phải gần một tuần sau mới có lịch nhập học. Do đang tuổi ham chơi nên Khải không về nhà mà mang hành lý sang gửi nhà bác sui (là cha mẹ vợ của anh trai Khải) ở TP.Vị Thanh. Sau đó, Khải đi sang nhà cô Tám (em ruột bố Khải) ở gần đó chơi, chờ đến ngày nhập học. Nhưng không may cho Khải là chiều hôm đó, vợ chồng anh trai nó về thăm cha mẹ vợ nên đã phát hiện ra việc này, lập tức anh nó đi qua nhà cô Tám.

Gặp Khải tại đây, người anh đã la rầy đứa em về việc chưa nhập học sao không về nhà mà lại đi chơi, đồng thời bắt Khải phải về nhà ngay. Khải cãi lại anh: “Ngày nhập học cũng sắp đến rồi nên ở đây chờ luôn chứ không về”. Nói qua nói lại một hồi thì hai anh em cự cãi lớn tiếng. Tức giận và không làm chủ được bản thân mình (đang phải uống thuốc điều trị bệnh tâm thần hàng ngày), người anh đã lột chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu đánh Khải nhưng Khải đỡ được. Tức quá, anh trai Khải liền bỏ về nhà cha mẹ vợ, một lúc sau Khải cũng theo về.

Tới nhà bác sui, Khải vào nhà lấy hành lý của mình và xin lại số tiền đã gửi trước đó rồi bỏ đi. Tuy nhiên, khi Khải vừa ra đến cổng thì anh của Khải cầm một khúc cây dài 1,25m chạy ra chặn lại, dọa: “Mày không được đi, mày mà đi tao đánh chết”. Khải lẳng lặng bỏ ba lô xuống, lấy ra con dao Thái Lan dài 23cm và gằn giọng: “Anh tránh cho tui đi”. Anh của Khải ngang bướng: “Tao không cho mày đi, có giỏi mày cứ đâm tao chết đi”. Khải cố đi nhưng bị anh ngăn cản nên dùng dao đâm thẳng vào ngực “chướng ngại vật” khiến nạn nhân gục ngã, chết tại chỗ. Khải buông dao bỏ chạy nhưng bị mọi người vây bắt, giao cho công an. Kết quả giám định pháp y cho thấy nạn nhân tử vong do thủng động mạch chủ, gây mất máu cấp.

3. Trả lời câu hỏi của vị Chủ tọa lý do vì sao bị cáo đang tâm dùng dao đâm chết người anh ruột của mình, Khải khai: “Sau khi bị anh chửi, đánh nên bị cáo đã rất giận, bị cáo muốn đi khỏi nhà bác sui nhưng anh bị cáo cứ chặn lại rồi còn thách thức bị cáo không cho đi. Lúc đó bị cáo đã không giữ được bình tĩnh để xử lý nên đã hành động nông nổi, bị cáo rất ân hận về hành vi của mình...”. Còn người chị dâu của bị cáo với tư cách là người đại diện hợp pháp cho người bị hại dù rất đau khổ về cái chết thương tâm của chồng mình nhưng tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm đều xin bãi nại, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Có lẽ chị cũng ý thức được hành vi của Khải chỉ là bộc phát nhất thời do không làm chủ được hành vi của mình, vì dù gì họ cũng là anh em ruột thịt. Từ lúc về nhà chồng, chị  thấy hai anh em không có mâu thuẫn gì, họ luôn thương yêu đùm bọc nhau và chưa bao giờ gây lộn với nhau.      

Tòa nhận định: Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà bị cáo đã không bình tĩnh, có hành động nóng vội nên đã tước đi mạng sống của một con người mà người đó lại là người ruột thịt của bị cáo. Hành vi của bị cáo đã gây ra hậu quả đau lòng không chỉ trong gia đình mà còn ảnh hường đến cả họ tộc của bị cáo vì người thì bị chết, người phải chịu cảnh tù tội. Hành vi đó còn làm mất trật tự xã hội tại địa phương và trái luân thường, đạo lý làm người. Hành động đó chứng tỏ thái độ không tôn trọng pháp luật, hành xử theo cảm tính, xem nhẹ máu mủ tình thâm, coi thường tính mạng con người. Với mức độ và hành vi phạm tội của bị cáo, xét thấy cần phải có một mức hình phạt tương xứng nhằm giáo dục, cải tạo bị cáo cũng như góp phần răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.

Tuy nhiên, khi lượng hình, Hội đồng xét xử cũng xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: nhân thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo là người chưa thành niên, đang là học sinh của Trường dân tộc nội trú; tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đều thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải; bị cáo là người dân tộc Khơme am hiểu pháp luật còn hạn chế; đại diện hợp pháp cho người bị hại trong suốt quá trình điều tra và tại phiên tòa đều xin bãi nại, xử nhẹ bị cáo; gia đình bị cáo có công với cách mạng, vì vậy TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt Khải 5 năm tù về tội “Giết người” theo Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Trước khi ra về, được gặp lại con trong phút ngắn ngủi, gạt đi nước mắt, người đàn ông trung niên dặn dò con “Gắng cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình nghe con”. Đáp lại tình thương của người cha gần chọn cuộc đời đã phải lam lũ, vất vả nay lại phải chịu nhiều đau khổ, vẻ ân hận, Khải hứa: “Cha cứ yên tâm, con sẽ gắng cải tạo thật tốt”. Chiếc xe chở can phạm đã chạy khuất, cả gia đình ông mới chậm chạp rời khỏi sân Tòa...

Thanh Tâm

Đọc thêm