Theo dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Bộ Nội vụ đang soạn thảo thì việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hai hình thức là thi tuyển hoặc xét tuyển.
Thi tuyển viên chức gồm 4 môn
Theo dự thảo Nghị định, thi tuyển viên chức sẽ có 4 môn gồm: môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành, môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng. Trong đó, môn kiến thức chung thi viết về Luật Viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành gồm phần thi viết hoặc trắc nghiệm về nghiệp vụ chuyên ngành (tính hệ số 1) và phần thi thực hành (tính hệ số 2). Đối với vị trí việc làm yêu cầu nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học văn phòng.
Thi tuyển viên chức gồm 4 môn
Theo dự thảo Nghị định, thi tuyển viên chức sẽ có 4 môn gồm: môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành, môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng. Trong đó, môn kiến thức chung thi viết về Luật Viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành gồm phần thi viết hoặc trắc nghiệm về nghiệp vụ chuyên ngành (tính hệ số 1) và phần thi thực hành (tính hệ số 2). Đối với vị trí việc làm yêu cầu nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học văn phòng.
Đối với môn ngoại ngữ, thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
Đối với việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Môn tin học văn phòng sẽ thi thực hành trên máy tính hoặc thi trắc nghiệm theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Dự thảo cũng quy định, bài thi được chấm theo thang điểm 100; căn cứ vào khả năng, điều kiện và từng môn thi cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc thi tuyển viên chức theo phương pháp trực tuyến.
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ 3 điều kiện: có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên; có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Người có tổng số điểm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng điểm môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xét đến các điều kiện ưu tiên (như Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;...) hoặc tiến hành phỏng vấn thêm để quyết định người trúng tuyển.
Xét tuyển viên chức
Ngoài nội dung thi tuyển viên chức, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể việc xét tuyển viên chức thông qua hai nội dung: xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển; Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng xử của người dự tuyển.
Theo Dự thảo, điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên; có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển (hoặc kết quả xét tuyển) cho các kỳ thi tuyển (hoặc kỳ xét tuyển) lần sau.
Đông Quang
Dự thảo cũng quy định, bài thi được chấm theo thang điểm 100; căn cứ vào khả năng, điều kiện và từng môn thi cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc thi tuyển viên chức theo phương pháp trực tuyến.
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ 3 điều kiện: có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên; có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Người có tổng số điểm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng điểm môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xét đến các điều kiện ưu tiên (như Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;...) hoặc tiến hành phỏng vấn thêm để quyết định người trúng tuyển.
Xét tuyển viên chức
Ngoài nội dung thi tuyển viên chức, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể việc xét tuyển viên chức thông qua hai nội dung: xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển; Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng ứng xử của người dự tuyển.
Theo Dự thảo, điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên; có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển (hoặc kết quả xét tuyển) cho các kỳ thi tuyển (hoặc kỳ xét tuyển) lần sau.
Đông Quang